Kiến trúc sư Hà Nội với lời hẹn ước “Tháng Tư”

Kiến trúc sư Hà Nội với lời hẹn ước “Tháng Tư”

17:03 Thêm bình luận

Từ Chiến khu hướng về Thủ đô –  ký ức 1947

Cách đây  70 năm  (1947-2017) những người con của Hà Nội rời Thủ đô lên chiến khu , bên kia sông Hồng ngoái đầu nhìn lại bầu trời đêm Hà Nội đỏ hồng ngọn lửa đốt cháy những căn nhà, con phố “thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Phía trước họ là những chặng đường băng rừng vượt núi gian nan, phía sau là giặc giã truy đuổi ráo riết…Vậy mà chỉ hơn một năm sau, ngày 27/4/1948, tại làng Thản Sơn (nay thuộc xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), có 8 kiến trúc sư đã rời Hà Nội đi kháng chiến, từ  muôn nẻo xa xôi đã về Thản Sơn tụ hội để bàn soạn về tái thiết đất nước hòa bình.

Dẫu là hậu sinh, chúng ta cũng hình dung được giữa bộn bề kháng chiến , Bác Hồ đã dành thời gian viết thư gửi tới Hội nghị. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 27/4 hàng năm là “Ngày Kiến trúc Việt Nam” và giới KTS Việt nam không thể quyên ngày này.

Hội KTS Hà Nội ngay từ đầu năm 2017 đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động: gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp bốn phương; Chuẩn bị lễ trao giải thưởng kiến trúc hàng năm cho các đơn vị, các nhân có tác phẩm đạt giải; Khảo cứu kiến trúc cổ, thảo luận kiến trúc mới; Nghiên cứu các sự kiện kiến trúc đô thị trong nước; Hội nhập với đồng nghiệp ASEAN. Ngoài những hoạt động trong phạm vi Hà Nội, KTS Hà Nội còn tham gia chung với Hội KTS Việt Nam: Giao lưu KTS vì cộng đồng, kiến trúc xanh, bền vững; Trao giải thưởng Kiến trúc Quốc gia…

Thành phố Hà Nội (hình minh họa)

Thành phố Hà Nội (hình minh họa)

Đến công việc của những ngày đầu năm 2017

Đầu năm 2017, Hà Nội sôi động  với  những dự án giao thông lớn đã dần hiện hình, trật tự đô thị  từng bước cải thiện; Đẩy lùi nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Thảo luận về tăng cường chất lượng quy hoạch, phát triển đô thị được tiến hành rộng rãi, tạo sự chú ý sâu rộng từ cộng đồng xã hội đến các vị lãnh đạo cấp cao. Thành phố tổ chức cuộc thi ý tưởng  tổ chức giao thông và tập trung nghiên cứu phương án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng với sự tài trợ của 3 tập đoàn BĐS mạnh để mời tư vấn nước ngoài. Cuối tháng 3/2017, TP đã chọn ra 6 đơn vị liên danh vào chung kết từ 25 đơn vị đăng ký dự thi ý tưởng tổ chức giao thông; Quy hoạch hai bên sông Hồng đã có tên của 2 tư vấn quốc tế.

Sau hơn 20 năm mở cửa , Hà Nội đã quen với với những công trình  do tư vấn nước ngoài thực hiện. Vài công trình đơn lẻ mang đến Hà Nội diện mạo mới mẻ, nhưng những đồ án quy hoạch do nước ngoài làm vẫn chưa hẳn đã thật tốt. Những dự án quy hoạch lớn về giao thông và thoát nước vốn đầu tư lớn phụ thuộc vào vốn  vay quốc tế – tư vấn nước ngoài  luôn có vị thế thượng phong thì xét về tổng thể, cho đến nay nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tư vấn trong nước đã rất nỗ lực hợp tác và hội nhập, nhưng trước  sự phát triển đô thị  mạnh mẽ đã đặt ra những thách thức mới mà tư vấn trong nước vẫn còn chưa đủ sức bứt phá, chủ động đưa ra những giải pháp thuyết phục… Vậy nên, quy hoạch giao thông và sông Hồng vẫn không thể vắng mặt tư vấn quốc tế. Câu hỏi đặt ra cho giới Kiến trúc – Quy hoạch Hà Nội, Việt Nam: Chúng ta  đóng góp như thế nào cho  Thủ đô Hà Nội hôm nay?

Giấc mơ phố phường: đành lỗi  hẹn với tháng Tư

Giữa TK19, Thành phố Paris có cuộc canh tân vĩ đại. Giới chức trách thành phố lo ngại các KTS chậm trễ nên đã ấn định thời hạn nộp bài là khi các bản vẽ phải đưa ra khỏi xưởng. Các KTS mang bản vẽ đặt trên xe đẩy, trên đường đi tiếp nhận những lời nhận xét, góp ý của đồng nghiệp và công chúng để hoàn thiện trước khi nộp cho Thành phố. “Charrette” – là tiếng Pháp, có nghĩa là chiếc xe đẩy. Đó chính là chiếc xe chở bản vẽ thiết kế đường phố Paris .

Kể từ đó “Charrette” trong nghề quy hoạch được coi là một quy trình tham vấn các bên liên quan để soạn thảo tài liệu ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người nhưng lại có khả năng dung nạp ý kiến chọn lọc, tạo ra sự đồng thuận cao nhất. Các thành phố Châu Âu, Bắc Mỹ trong 3 thế kỷ qua, “Charrette “ đóng vai trò qua trọng, liên tục được tiến hóa, trở thành  một kỹ thuật tham vấn, thúc đẩy quyền sở hữu chung của các giải pháp, dung hòa các lợi ích giữa các bên.

“Charrette” có thể thảo luận căng thẳng để có kết quả thống nhất trong một đêm. vài ngày, hay nhiều ngày, nhiều tháng với mục tiêu: các bên liên quan sớm tham gia vào quá trình lập kế hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn tham khảo nhằm tránh các cuộc chiến pháp lý tốn kém. Dù “Charrette” kéo dài bao lâu chăng nữa thì vẫn là con đường ngắn nhất để bản vẽ quy hoạch trở thành hiện thực .

Trong thời gian qua, một  nhóm KTS Hà Nội đã hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế để nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch tổ chức giao thông một số khu vực trong thành phố Hà Nội. Các phương án đã tiếp cận những phương pháp nghiên cứu mới, ứng dụng các ứng dụng phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của máy tính, bao gồm dữ liệu không gian và các thông tin kinh tế xã hội… họ dự kiến trong tháng Tư sẽ  tổ chức một “Charrette “ – hay còn gọi là “tọa đàm”,  để trình bày các phương án quy hoạch, nhằm thảo luận với đồng nghiệp,  mở rộng tới các giới khác và cộng đồng xã hội… để cùng nhau chia sẻ giấc mơ Hà Nội tương lai phát triển bền vững, hài hòa.  Các KTS Hà Nội coi đây là việc làm hướng tới ngày Kiến trúc Việt Nam và đã gửi kế hoạch tới Hội KTS Hà Nội. Rất tiếc Tháng Tư đã hết mà chưa kịp tổ chức, nên đành lỗi hẹn với tháng Tư.

Các KTS Hà Nội nhận thức rằng nghề kiến trúc rất liên quan và hệ trọng tới cuộc sống con người, tương lai của Thành phố, đất nước, và luôn ghi tạc lời dặn dò của Bác Hồ gần 70 trước: “Trong 4 điều quan trọng cho dân sinh: ở và đi lại là hai vấn đề cũng cần thiết như ăn và mặc. Vì vậy, việc kiến trúc là một việc rất quan hệ.

Chúng ta phải tùy hoàn cảnh mà xây dựng ngay trong khi kháng chiến và sau khi kháng chiến thành công. Tôi mong Hội nghị sẽ đi tới những kế hoạch thiết thực với tình thế hiện tại  và những chương trình kiến thiết hợp với tương lai, kế hoạch và chương trình đúng tinh thần đời sống mới”

Hy vọng một ngày gần đây, các KTS Hà Nội có dịp giãi bày giấc mơ của mình với phố phường Hà Nội

KTS Trần Huy Ánh

 

 


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Thiết kế giường ngủ đẹp như trong chuyện cổ tích

Thiết kế giường ngủ đẹp như trong chuyện cổ tích

16:58 Thêm bình luận

Phòng ngủ của bạn là nơi bạn có thể thiết kế theo phong cách và cá tính mà bạn yêu thích. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn thức dậy trong một không gian tuyệt đẹp. Mẫu thiết kế giường ngủ mang hình dáng cây cối là một gợi ý khó có thể bỏ qua.

Những chiếc giường mang sự pha trộn giữa vẻ mộc mạc và nét hiện đại. Bạn có thể đồng bộ thiết kế của giường ngủ với những đồ đạc khác trong phòng như kệ, giá sách và bàn học. Những chiếc giường ngộ nghĩnh và đáng yêu này rất thích hợp cho phòng ngủ của trẻ em.

Thu Giang (theo Amazing Interior Design)


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Quy hoạch Bắc Ninh thành đô thị thông minh

Quy hoạch Bắc Ninh thành đô thị thông minh

16:58 Thêm bình luận

Mới đây, trong báo cáo ý tưởng Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tư vấn quy hoạch (Tập đoàn Nikken sekkei – Nhật Bản) đã đưa ra mục tiêu: Quy hoạch Bắc Ninh trở thành đô thị thông minh trong tương lai. Điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều người, bởi lẽ khái niệm “Đô thị thông minh” tuy đã quen thuộc với nhiều nước tiên tiến, và là xu thế phát triển các đô thị mới trên thế giới, nhưng với Việt Nam thì còn khá mới mẻ.


Nhiều cuộc hội thảo về Đô thị thông minh diễn ra trên thế giới và Việt Nam, đã đưa ra nhiều định nghĩa. Có người cho rằng, đó là một đô thị hiện đại với đầy đủ các tính năng và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu của con người và công việc. Tại cuộc hội thảo “Thông minh và kết nối – xu thế phát triển nhà ở và đô thị” do Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Xây dựng và Cty Cisco tổ chức ngày 06/7/2014 tại Hà Nội, bà Mrinalini Ingram – Giám đốc cấp cao về chiến lược và phát triển của Cisco toàn cầu cho rằng: Nền tảng của một TP tương lai sẽ là mạng lưới và những thông tin được mạng truyền tải, cho phép tất cả các dịch vụ quan trọng, từ giao thông vận tải, an ninh, tới giải trí, đào tạo, y tế… được kết nối với nhau, trở nên thông minh và thân thiện với môi trường”. Tổng kết Hội thảo “Quy hoạch và phát triển đô thị xanh – thông minh” do Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với Viện Định cư quốc gia Hàn Quốc tổ chức ngày 07/11/2013 tại Hà Nội, các nhà khoa học và nhà quản lý cho rằng” Đô thị thông minh là sự kết hợp giữa không gian đô thị và công nghệ thông tin. Nó giúp nhà quản lý và người dân vận hành tất cả mọi công việc trên hệ thống công nghệ thông tin, giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn, môi trường sinh hoạt an toàn, thoải mái hơn”. Theo tác giả Đồ án Quy hoạch Chung đô thị lõi Bắc Ninh, KTS Norikazu Inuzuka, Đô thị thông minh đề xuất ở Bắc Ninh là đô thị hàm chứa nhiều nội dung về sự thông minh của các hệ thống: Thông tin liên lạc, năng lượng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, xử lý nước thải, cấp nước, chiếu sáng, y tế, giáo dục, hệ thống tòa nhà, hệ thống quản lý hành chính… Một cách chung nhất, để xây dựng một đô thị thông minh hoặc để đánh giá nó cần có sáu tiêu chí chủ yếu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao cho không gian toàn đô thị, đảm bảo sự điều hành của nhà quản lý và công việc của người dân. Năng lực kinh tế của đô thị. Nguồn tài nguyên về con người. Môi trường thân thiện. Chính quyền điện tử. Chất lượng sống của người dân.

Trên thế giới đã có nhiều đô thị thông minh, nhiều khu đô thị mới thông minh, Singapore là ví dụ tiêu biểu. Ở nước ta, gần đây khi bàn đến vấn đề này, nhiều người mới chợt nhận ra: Tại sao chúng ta không nghĩ đến những đô thị như thế trong tương lai? Chúng ta hoàn toàn có quyền và có thể hướng tới những điều tốt đẹp đó chứ. TP Đà Nẵng là một đô thị đi tiên phong về định hướng đô thị thông minh. Theo ông Phạm Kim Sơn – Giám đốc Sở TT&TT, hiện TP đã xây dựng mạng diện rộng (mạng MAN), phủ sóng wifi cho tất cả các không gian công cộng; đồng thời đang theo đuổi sáng kiến hệ thống kiểm soát giao thông thông minh, hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và cảnh báo thiên tai,…

Đối với tỉnh Bắc Ninh, với mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành TP “Hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hòa và bền vững” thì việc quy hoạch khu vực đô thị lõi theo hướng đô thị thông minh là một yêu cầu cần thiết phải đặt ra. Thứ nhất, hệ thống đô thị của ta phát triển hơn 10 năm nay, coi như mới bắt đầu, không có lý do gì khiến chúng ta không bắt nhịp theo xu thế của thời đại, trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh đang phát triển rất năng động và hội nhập quốc tế. Thứ hai, theo định hướng Quy hoạch Vùng Thủ đô, Bắc Ninh là một cực trong tam giác phát triển Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc, càng đòi hỏi trình độ phát triển cao về đô thị. Thứ ba, xét trên sáu tiêu trí của Đô thị thông minh, Bắc Ninh hoàn toàn có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng tới. Hơn 15 năm qua, kiên trì định hướng phát triển công nghiệp, tỉnh đang xây dựng nền tảng mới cho phát triển kinh tế là khoa học – công nghệ với công nghệ cao là trung tâm, công nghệ điện tử là mũi nhọn. Thực tế đang hiện ra trước mắt việc triển khai rầm rộ của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới tại các khu công nghiệp như SAMSUNG, NOKIA, CANON và hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài sản xuất phụ trợ cho các tập đoàn. Trước đòi hỏi của sự phát triển, chúng ta đã và đang chuyển đổi việc điều hành hệ thống hành chính theo hướng “chính quyền điện tử”; phủ sóng wifi miễn phí đến các khu vực công cộng; tỷ lệ sử dụng điện thoại di động, internet ở mức cao; các dịch vụ công cộng về tài chính, ngân hàng, siêu thị, y tế, giáo dục… đang dần tiếp cận với cách thức vận hành và sử dụng công nghệ thông tin. Mặc dù những cái đó còn ở mức đơn giản, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thành công với quy mô, sự hiện đại và tốc độ đi trước đón đầu theo xu thế của các nước. Về kinh tế, với tiềm năng, lợi thế, với tất cả những gì đã và đang diễn ra, không có gì phải nghi ngờ về khả năng nền kinh tế có đủ sức hay không để xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại. Về tiềm năng tài nguyên con người, ai cũng từng biết đây là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, vùng đất khoa bảng. Con người Bắc Ninh mới đã và đang không ngừng phát huy truyền thống văn hiến, đủ sức tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại và sáng tạo ra những giá trị mới. Trong xu thế phát triển, tỉnh luôn coi trọng nhiệm vụ hàng đầu là giáo dục – đào tạo, đã quy hoạch hai khu đào tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ với hơn 1.000ha, thu hút 19 trường đại học, cao đẳng. Về tiêu chí sinh thái, thân thiện với môi trường, tỉnh chủ trương giữ gìn, tôn tạo hệ sinh thái tự nhiên các triền sông, ao hồ, núi sót; loại bỏ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường thay bằng công nghiệp sạch, mà điển hình là việc xóa bỏ sản xuất gạch thủ công từ năm 2010, dừng phát triển công nghệ lò vòng đã đưa vấn đề sinh thái trở thành một tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong phát triển đô thị.

Để có đô thị thông minh, vấn đề quan trọng không phải là ngày mai hay ngày kia, vấn đề là làm thế nào. Có lẽ việc đầu tiên là quy hoạch. Tiêu chí thì đã rõ, nhưng điều đó chưa quan trọng bằng việc nhà quy hoạch cấu trúc không gian, bố trí hạ tầng thế nào để từng bước hình thành ra đô thị thông minh. Và cần nhận ra thách thức là không hề nhỏ. Phải có những giải pháp thực tế thì quy hoạch mới khả thi. Đó là giải pháp kết nối thông minh trong không gian toàn đô thị chứ không phải chỉ thông minh trong từng tòa nhà hoặc khu vực cục bộ. Nếu chỉ phát triển rời rạc, lẻ tẻ thì “sự thông minh” chỉ giới hạn trong những ứng dụng công nghệ của các nhà cung cấp. Thách thức thứ hai là sự tuân thủ quy hoạch, những mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nảy sinh trong quá trình thực hiện. Và trên hết, lại là thách thức về nhận thức, nhận thức về công nghệ, về đô thị thông minh, về những gì còn đang ở phía trước!

Qua đây, có thể thấy rằng, ý tưởng của nhà quy hoạch được nảy sinh từ việc nghiên cứu thực tiễn của Bắc Ninh với những luận cứ khoa học. Chúng ta chắp cánh cho ý tưởng này bằng khát vọng và ý chí vươn tới TP tương lai mà ở đó thước đo mức độ hiện tại, văn minh là “sự thông minh” và chất lượng cuộc sống!

Cao Văn Hà
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Xây dựng Bắc Ninh


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
23 công ty lọt vào vòng trong giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards 2017

23 công ty lọt vào vòng trong giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards 2017

14:53 Thêm bình luận

Giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards 2017 được tài trợ chính bởi Công ty Kohler vừa công bố danh sách hoàn chỉnh các ứng cử viên lọt vào vòng trong của giải thưởng thường niên tại TP.HCM.

Dẫn đầu cuộc đua năm nay là Cty CapitaLand Việt Nam với 10 đề cử được nhắc tên trong danh sách được sàng lọc cuối cùng, bao gồm các đề cử dự án về nhà bán lẻ và dự án căn hộ. CapitaLand là chủ đầu tư của D1MENSION, dự án căn hộ cao cấp tọa lạc tại quận 1 TP.HCM, tham gia mùa giải năm nay sau khi đã giành chiến thắng một lần và hai lần được đánh giá cao trong năm 2016 cho phân khúc bất động sản cao cấp ở TP.HCM và Hà Nội.


Ban Giám khảo cuộc thi công bố thông tin tại buổi họp báo.

Tại Đà Nẵng, dự án phức hợp X2 Hội An của Cty CP Mivi thu thập được tổng cộng 7 đề cử, trong đó có 5 đề cử về kiến trúc, nội thất và thiết kế cảnh quan. Với các nhà biệt thự và khách sạn, dự án ven sông Co Co River sẽ trở thành một trong những điểm đến trứ danh của vùng biển miền Trung Việt Nam.

Cty CP Phát triển BĐS Phát Đạt chiếm 6 vị trí trong danh sách, gồm hai đề cử cho hạng mục Dự án chung cư cao cấp tốt nhất (TP.HCM), cạnh tranh với dự án Đảo Kim Cương đẳng cấp của Kusto Home Vietnam và The Sun Avenue – ứng cử viên 4 lần của hạng mục này – thuộc Tập đoàn Novaland

Một “Nhà phát triển bất động sản tốt nhất” khác của Việt Nam cũng trở lại tranh giải năm nay, và là lần đầu tiên tham gia một đề cử duy nhất là Cty CP Đầu tư Nam Long với dự án nhà ở mang tên Valora Fuji.

Tại Hà Nội, Cty CP Phát triển đô thị quốc tế Việt Nam (VIDC), nhà phát triển dự án khu đô thị ParkCity Hà Nội được triển khai từ 2008, nhận 4 đề cử cho các hạng mục về Dự án bất động sản và Thiết kế.

Gần 130 hồ sơ đã được gửi về cho Ban tổ chức tại mùa giải 2017 hết sức cạnh tranh, với tổng cộng 23 Công ty ghi tên trong danh sách cuối cùng sau một quy trình ứng cử và đánh giá các đề cử vô cùng nghiêm ngặt suốt 6 tháng qua.

Ông Dương Quốc Thiện, Giám đốc điều hành Cty Transform Architecture, lãnh đạo Hội đồng giám khảo gồm 10 thành viên vốn là các chuyên gia trong ngành bất động sản và các lĩnh vực liên quan cho biết: “Giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards mang đến cho các dự án chất lượng ở Việt Nam cơ hội tiếp xúc rộng mở với thị trường trong nước cũng như với các nhà đầu tư nước ngoài. Những dự án được thiết kế và phát triển tốt có thể giúp nâng tầm tiêu chuẩn bất động sản ở Việt Nam lên mức cao hơn”.

Các đơn vị thắng giải và được đánh giá cao ở 33 hạng mục sẽ được tiết lộ trong đêm gala dinner trao giải vào ngày 2/6 tại TP.HCM.Dự kiến có khoảng 400 khách gồm các nhân vật cấp cao trong ngành sẽ tham dự sự kiện đặc sắc này.

PV/Báo Xây dựng


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Kiến tạo công trình xanh, tiết kiệm năng lượng với vật liệu kính

Kiến tạo công trình xanh, tiết kiệm năng lượng với vật liệu kính

10:58 Thêm bình luận

Nhiều nhà thầu, hộ gia đình sử dụng các sản phẩm từ kính trong công trình xây dựng để tiết kiệm năng lượng, mang đến không gian sống xanh, gần gũi với thiên nhiên.

Hiện nay, các chủ đầu tư bất động sản hay cả hộ gia đình đều hướng đến xây dựng công trình xanh, thân thiện môi trường và giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ điện năng. Ngoài các phương pháp xây dựng tiên tiến, vật liệu sử dụng trong công trình cũng được chú trọng để đảm bảo không gian sống thoáng đãng mà vẫn hiện đại.

polyad

Mẫu cửa mở quay và vách kính trong suốt mang đến cho ngôi nhà sự thông thoáng, sang trọng.

Trong đó, vật liệu kính dùng cho hầu hết các công trình, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ đồng thời tiết kiệm năng lượng sử dụng hiệu quả. Các loại cửa nhôm kính, vách kính khổ lớn được gia công từ kính hộp cách nhiệt, cách âm xuất hiện ngày càng nhiều trong kiến trúc, xây dựng.

Vật liệu kính sử dụng nhiều cho kết cấu mặt ngoài của công trình cao tầng, giúp đón nắng tự nhiên. Bên cạnh đó, kính còn ứng dụng trong lĩnh vực nội thất nhà ở, thay thế cho những bức tường dày kém thẩm mỹ, giúp không gian sống thêm rộng rãi, khoáng đạt hơn.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty cổ phần TID (TID Group) chuyên cung cấp các giải pháp nhôm kính với nhiều dòng sản phẩm: kính cường lực, các loại cửa nhôm kính, vách kính, lan can kính… đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ. Sản phẩm của công ty được nhiều nhà thầu, hộ gia đình sử dụng trong cả nội, ngoại thất.

polyad

Cục Tần số với hệ mặt dựng sử dụng kính cách nhiệt do TID thi công. Liên hệ: Công ty cổ phần tường kính TID, số 4 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 04. 3232 1492/95. Fax:04. 3232 1496. Website: tidfacade.com.

Dòng kính cách nhiệt với các loại kính low- e được TID gia công thành nhiều hệ cửa và vách dựng với kích thước đa dạng cùng cách đóng, mở linh hoạt, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.

Kính cách nhiệt, hay còn gọi là kính hộp có cấu tạo gồm 2 hay nhiều lớp kính ghép lại với nhau. Các lớp kính được ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm, tạo thành một lớp không khí khô giúp ngăn cản truyền nhiệt hiệu quả. Ngoài tác dụng cách nhiệt, loại kính này còn có khả năng cách âm tốt.

polyad

Hệ cửa Alti thương hiệu TID kết hợp nhôm và gỗ cho phong cách cổ điển, sang trọng. Công ty cổ phần TID Miền Nam: 302B Lý Thường Kiệt, phường 6, quận Tân Bình, TP HCM. ĐT: 08. 3863 7555 Fax:08. 3863 5355.

Các hệ cửa kính gia công từ kính hộp kết hợp cùng hệ phụ kiện cửa đi, cửa sổ như gioăng, bản lề, tay nắm… được nhiều kiến trúc sư lựa chọn cho những thiết kế nhà xanh, thân thiện với môi trường. Theo đại diện TID, việc sử dụng hệ cửa nhôm kính sẽ tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ, bởi đặc tính hạn chế bức xạ mặt trời của kính hộp cách nhiệt, tiết kiệm đến 30% điện năng dành để sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và lò sưởi điện.

“TID Group luôn ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản phẩm hướng tới nền kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường. Các loại kính cách âm, cách nhiệt, những mẫu cửa nhôm kính mang thương hiệu TID sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng”, đại diện TID cho biết.

Huệ Chi/Theo Vnexpress.net


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Yếu tố giúp bất động sản khu vực Hà Đông phát triển

Yếu tố giúp bất động sản khu vực Hà Đông phát triển

10:38 Thêm bình luận

Hạ tầng đồng bộ, tiện ích đa dạng… là những đòn bẩy giúp bất động sản khu vực Hà Đông gia tăng giá trị.

Khu vực Hà Đông đang được đầu tư mạnh về hạ tầng với nhiều tuyến đường lớn được xây mới hoặc cải tạo mở rộng. Nút giao Vạn Phúc – Lê Văn Lương kéo dài, hầm chui Thăng Long – Khuất Duy Tiến, đường Lê Trọng Tấn – Văn Phú, các cầu vượt, hầm chui… cũng liên tục được hoàn thành, tạo sự thông suốt cho tam giác phía Tây là Hà Đông – Nam Từ Liêm – Cầu Giấy.

Bên cạnh đó, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sắp hình thành và tuyến xe bus nhanh Yên Nghĩa – Kim Mã vừa đi vào hoạt động giúp tăng điểm cộng cho các dự án cao tầng tại đây. Sự hoàn thiện về hạ tầng xã hội lẫn giao thông đô thị là yếu tố giúp thị trường bất động sản khu vực này phát triển.

Ngoài yếu tố hạ tầng, điểm cộng thứ hai cho khu vực Hà Đông là việc xuất hiện hàng loạt các khu trung tâm mua sắm, tiện ích lớn. Đó là trung tâm thương mạiAeon Mall thứ 2 tại Hà Nội có tổng vốn đầu tư 200 USD, dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

Ngoài ra còn có khu tiện ích 5 sao, ParkCity Club Hanoi tại khu đô thị ParkCity Hanoi. Đây là khu tiện ích có quy mô 1,7ha với vốn đầu tư tới 20 triệu USD. Khu tiện ích ParkCity Club giống như một thành phố đa tiện ích thu nhỏ. Mọi nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của cư dân đều được phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. ParkCity Club đang có chương trình khuyến mãi lớn dành cho thẻ hội viên không phải là cư dân của ParkCity nhân dịp khai trương.

yeu-to-giup-bat-dong-san-khu-vuc-ha-dong-phat-trien

Khu tiện ích 5 sao ParkCity Club Hanoi được đầu tư tới 20 triệu USD.

Khu tiện ích đẳng cấp 5 sao gồm 2 bể bơi ngoài trời riêng biệt, một bể bơi 4 mùa tiêu chuẩn Olympic, phòng tập gym rộng 890m2, 3 sân tennis, khu nướng BBQ, lầu vọng cảnh… Khu hội trường đa năng, khu tiện ích ngoài trời, đường chạy trên cao lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam… là không gian thích hợp cho các hoạt động gia đình, góp phần tạo cộng đồng cư dân thịnh vượng.

Nhờ hạ tầng phát triển cùng nhiều tiện ích hiện đại, bất động sản khu vực Hà Đông thu hút nhiều nhà đầu tư với các dự án quy mô. Theo Savills Việt Nam, năm 2016, khu vực Hà Đông vẫn thu hút nhiều người mua ở thực cũng như giới đầu tư, chiếm 23% tổng số lượng giao dịch trên thị trường. Trong quý IV/2016, mức bán của biệt thự liền kề tăng 129% so với quý III, 766 giao dịch được thực hiện, trong đó 64% là nhà liền kề.

Báo cáo quý IV/2016 của Công ty tư vấn bất động sản CBRE cũng chỉ ra, nhờ cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện quận Hà Đông tập trung các dự án nhà ở mới. Giá bán cũng tăng 5,5% so với quý trước và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước.

yeu-to-giup-bat-dong-san-khu-vuc-ha-dong-phat-trien-1

Bể bơi 4 mùa tiêu chuẩn Olympic của ParkCity Club.

Nằm trong khu vực đang phát triển mạnh, dự án ParkCity Hanoi hưởng lợi đồng bộ từ các yếu tố này, thu hút nhiều nhà đầu tư và có tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai. ParkCity Hanoi là một khu đô thị hiện đại, được quy hoạch đồng bộ với không gian sống tràn ngập màu xanh cùng cuộc sống tiện nghi và an toàn trong lòng Hà Nội. Rộng 77,4 hecta, ParkCity Hanoi tọa lạc trên đường Lê Trọng Tấn, tuyến đường giao thông quan trọng của quận Hà Đông, Hà Nội.

Từ dự án, cư dân có thể kết nối dễ dàng đến những địa điểm trung tâm của Hà Nội, chỉ 10 phút để tới khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, nửa tiếng lái xe đến trung tâm Hà Nội và 45 phút ra sân bay Nội Bài. Giá trị dự án sẽ tăng cao khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động cuối năm 2017.

ParkCity Hanoi được phát triển theo mô hình Parkhome – những ngôi nhà trong công viên. Các dãy nhà thấp tầng nằm dọc theo tuyến công viên trải dài ngập tràn sắc hoa.

Từ trục công viên chính, các thảm cỏ, vườn cây sẽ trải dài theo từng lối đi rải sỏi dẫn đến sân vườn riêng của từng ngôi nhà. Vì vậy, từ phòng khách, phòng ngủ, cư dân có thể nhìn ngắm vườn cây qua cửa kính hoặc men theo lối đi trong vườn dẫn tới công viên chính của tiểu khu.

yeu-to-giup-bat-dong-san-khu-vuc-ha-dong-phat-trien-2

Tiểu khu Evelyne Gardens đang mở bán với ưu đãi “Mua trước, trả sau”. Truy cập website: www.parkcityhanoi.com.vn hoặc hotline: 0936793338.

Trong đó, Evelyne Gardens là tiểu khu thứ hai bao gồm 18 biệt thự song lập và 147 nhà liền kề được xây dựng trên diện tích 4,7ha. Mỗi căn nhà liền kề có diện tích đất 120m2 và sàn xây dựng 270m2, trong khi biệt thự có diện tích đất 240m2 và sàn xây dựng 370m2. Mật độ xây dựng của dự án thấp, chỉ 35 căn nhà một hecta, phần lớn diện tích là công viên xanh và không gian công cộng.

Ngoài ra, song song với việc phát triển khu nhà ở liền kề, chủ đầu tư sẽ khởi công triển khai khu phức hợp thương mại rộng vào cuối năm 2017 nhằm mang một điểm đến mới cho Hà Đông.

Huệ Chi/Theo Vnexpress.net


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Ngày 27/4, Ngày Kiến trúc Việt Nam

Ngày 27/4, Ngày Kiến trúc Việt Nam

10:28 Thêm bình luận

Hôm nay (27/4) là Ngày Kiến trúc Việt Nam, ngày kỷ niệm truyền thống hàng năm của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và giới kiến trúc sư trên cả nước.

KTS. Việt Nam có nhiệm vụ kiến tạo không gian sống an toàn, bền vững, thân thiện và nhân văn cho con người. (Ảnh minh họa: VOV)

KTS. Việt Nam có nhiệm vụ kiến tạo không gian sống an toàn, bền vững, thân thiện và nhân văn cho con người. (Ảnh minh họa: VOV)

Ngày 27/4 cách đây 69 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các kiến trúc sư ở Đại hội lần thứ I, chính thức thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam (nay là Hội Kiến trúc sư Việt Nam) tại làng Thản Sơn, xã Chiến Thắng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 27/4 hàng năm là Ngày Kiến trúc Việt Nam.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam là hội nghề nghiệp được thành lập sớm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến nay, nước ta đã có gần 18.000 kiến trúc sư, trong đó, hơn 6.000 người là hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Nhiệm vụ kiến tạo không gian sống an toàn, bền vững, thân thiện và nhân văn cho con người chính là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của kiến trúc sư hiện nay.


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Thủ tướng phân định chuyện các Bộ trưởng “nói ngược”

Thủ tướng phân định chuyện các Bộ trưởng “nói ngược”

10:28 Thêm bình luận

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chưa hài lòng khi Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà “nói ngược” quan điểm trong phương án trình dự luật Quy hoạch của Chính phủ. Mâu thuẫn quan điểm về việc xây dựng dự luật này cũng đã nhiều lần được nêu lên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng chỉ đạo “chỉnh” lại các vấn đề…

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo về việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật Quy hoạch.

Trước hết, Thủ tướng đồng ý với các nội dung đã chỉnh lý để đưa ra xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội trong lần thảo luận gần đây nhất (ngày 17/3/2017, trong khuôn khổ phiên họp thứ 8 của cơ quan thường trực Quốc hội) về khái niệm tích hợp quy hoạch, danh mục các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch sử dụng biển quốc gia. Riêng nội dung điều khoản về quy hoạch bảo vệ, phát triển và sử dụng hải sản quốc gia, Thủ tướng yêu cầu chỉnh thành quy hoạch quản lý và khai thác nguồn lợi thuỷ sản cấp quốc gia.

Về quy hoạch sử dụng đất, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đảm bảo các nội dung chỉnh lý dự thảo luật thực hiện theo hướng kế thừa, tích hợp đầy đủ nội dung, quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện như quy định của luật Đất đai, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả trong quản lý đất đai…

Vấn đề thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất (vấn đề đang gây phản ứng khi phần nhiệm vụ đang thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) chuyển sang cho Bộ KH-ĐT), Thủ tướng chỉ đạo bổ sung quy định Bộ TN-MT là thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất an ninh cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng cấp quốc gia. Thủ tướng cũng xác định Bộ TN-MT phải là cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.

Về quy hoạch xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo giải trình các nội dung chỉnh lý dự thảo luật mà Bộ KH-ĐT chủ trì soạn thảo theo hướng kế thừa, tích hợp đồng bộ nội dung quy hoạch xây dựng vùng vào Quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vào quy hoạch tỉnh.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch xây dựng vùng cũng được ấn định phải thực hiện theo quy định của luật Xây dựng và pháp luật về xây dựng khác có liên quan. Quy định về việc quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được yêu cầu bổ sung điều khoản quy định “thực hiện theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị”.

Trong văn bản chỉ đạo, Thủ tướng cũng lưu ý Bộ KH-ĐT về công tác chuẩn bị các điều kiện để thi hành luật Quy hoạch sau khi Quốc hội thông qua. Theo đó, Bộ này phải chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan, chủ động xây dựng dự thảo Nghị quyết triển khai thi hành luật. Các Bộ, ngành được lưu ý chủ động rà soát, đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan.

Trước đó, một khó khăn lớn được chỉ ra, luật Quy hoạch lần này, nếu được Quốc hội thông qua, hàng loạt đạo luật hiện hành khác sẽ phải sửa theo, kể cả những luật vừa tiến hành sửa đổi thời gian gần đây.

Dự luật “long đong” này đã nhiều lần phải nâng lên đặt xuống, đưa vào rồi lại rút ra khỏi chương trình xây dựng luật pháp lệnh của Quốc hội từ khoá trước. Đến Quốc hội khoá này, dù đã được trình xin ý kiến lần đầu nhưng từ việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, “sóng gió” vẫn tiếp tục tại những phiên thảo luận căng như dây đàn ở cả Chính phủ và UB Thường vụ Quốc hội.

Sau phiên họp thứ 7 của Thường vụ hồi tháng trước, khi các Thứ trưởngc của hàng loạt Bộ, ngành đứng dậy “nói ngược” với những nội dung như trên, UB Thường vụ Quốc hội đã phải chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra luật – UB Kinh tế tổ chức làm việc riêng với 8 Bộ. Đó là các Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương.

Khi đó, dù Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng tỏ ra đặc biệt bức xúc vì chuyện đại diện các Bộ “nói ngược” với quan điểm của Chính phủ nhưng các lãnh đạo Quốc hội cũng nhìn nhận, đó là hành động có trách nhiệm của Bộ ngành, bởi “chưa an tâm mới phải làm vậy”.

Vì sao hết Thứ trưởng tới Bộ trưởng phải “nói ngược”?

Hai Bộ trưởng Xây dựng (trái) và KH-ĐT nêu quan điểm trước UB Thường vụ Quốc hội.
Hai Bộ trưởng Xây dựng (trái) và KH-ĐT nêu quan điểm trước UB Thường vụ Quốc hội.

Và tại buổi họp chiều 17/3 vừa qua, một lần nữa, phiên thảo luận về dự án luật Quy hoạch lại gây sóng tại UB Thường vụ Quốc hội.

Thông tin đầu tiên nêu ra tại phiên họp, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, buổi sáng cùng ngày, Chính phủ đã thống nhất lần cuối về các vấn đề cần chỉnh sửa dư luật, hầu hết các bộ, ngành đã thống nhất, như việc đổi quy định “quy hoạch không gian biển” thành “quy hoạch sử dụng biển” quốc gia để phù hợp với luật Biển, luật Tài nguyên môi trưởng biển và hải đảo hiện hành.

Bộ trưởng Dũng giải thích, dù “quy hoạch không gian biển” mới là hướng thuận theo thông lệ quốc tế nhưng vì sợ ảnh hưởng đến 2 luật kia nên Chính phủ đã nhất trí hướng chỉnh dự luật theo 2 luật hiện hành.

Tranh luận nổ ra khi Bộ trưởng KH-ĐT giải thích về quy định “quy hoạch xây dựng”. Hiện tại, luật Xây dựng có quy định về 4 loại quy hoạch xây dựng, nay luật này chỉ giữ lại 2 loại, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh và liên huyện.

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà băn khoăn: “Luật này không còn khái niệm về quy hoạch xây dựng nhưng trong các điều khoản quy định về quy hoạch vùng lại nói về quy hoạch xây dựng vùng, lập quy hoạch xây dựng vùng. Khái niệm không có nhưng nội hàm lại đề cập nên các quy định có mâu thuẫn, chưa rõ ràng”.

Bộ trưởng Hà giải thích thêm, luật Xây dựng hiện hành nêu rõ 4 loạt quy hoạch xây dựng, trong đó có quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng là có hàm ý vì đô thị chính là cực tăng trưởng của vùng, là điểm thu hút, lan toả phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng với vùng xung quanh.

“Nếu không xử lý việc phân định này sẽ gây tình trạng cát cứ trong quản lý. Ví dụ, thực tế Việt Nam có quy hoạch chung xây dựng thủ đô, còn đô thị lớn loại 1 thì sẽ là quy hoạch xây dựng vùng. Thế giới cũng có các loại quy hoạch như vậy. Ý tưởng soạn thảo là tích hợp các loại quy hoạch chung nhưng thực tiễn lâu nay, khi xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội là đã có sự tích hợp đó rồi. Chưa làm rõ hướng tích hợp như thế nào sẽ rất khó thực hiện mà để giải quyết vấn đề này, phải mất chí ít 7-8 năm nữa” – Bộ trưởng Xây dựng nêu ý kiến.

“Tờ trình Chính phủ có rồi sao ông cứ nói ngược” – Bộ trưởng KH-ĐT đáp lại, đầy bức xúc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc hiển băn khoăn, lần nào thảo luận về luật này cũng có ý kiến chứng tỏ chưa thể yên tâm. Quy định chuyển tiếp thực hiện luật này có 3 nhóm vấn đề chưa phù hợp, chưa kể phải sửa một số luật mà tính ra có thể phải 7 năm mới xong được chứ không thể chỉ ngày một, ngày hai.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cũng lo ngại vì luật Quy hoạch này dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2019 nhưng thực tế có liên quan đến 32 luật khác, có kịp sửa chữa, thông qua khối lượng lớn như vậy Xác định có đến 18 trong số 32 luật sẽ phải sửa này liên quan đến phần của UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường, Chủ nhiệm UB này cũng nhận định, rất khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ này.

Bộ trưởng KH-ĐT nói lại: “Nghe sửa 32 luật thì thấy nhiều nhưng thực tế, nhiều luật sửa chỉ cần bỏ đi 2 chữ “quy hoạch”, rất đơn giản”.

Dự luật được lãnh đạo Quốc hội yêu cầu tiếp tục tiếp thu để giải trình, những vấn đề còn ý kiến khác nhau cần đưa ra xin ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ diễn ra vào tháng tới.

P.Thảo/ Dân trí


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Những lợi thế và bất cập của kiến trúc cao tầng tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ

Những lợi thế và bất cập của kiến trúc cao tầng tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ

16:32 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Việc xây dựng nhà cao tầng ven biển, bên cạnh lợi thế luôn là những bất cập. Trước hết những ưu điểm kể trên của nhà cao tầng thích hợp với các đô thị nén, trong khi đô thị biển thường là không gian nghỉ dưỡng du lịch với nhiều yếu tố thiên nhiên thoáng đãng, mật độ các sản phẩm nhân tạo thấp hơn so với tự nhiên. Vì vậy khi đưa một khối tích công trình lớn như các nhà cao tầng vào khung cảnh đô thị biển sẽ gây tác động mạnh tới cảnh quan đô thị, đặc biệt là khi xây chen trong các khu phố cũ của các thành phố biển miền Nam Trung bộ vốn có tầm vóc nhỏ và hạ tầng kỹ thuật hạn chế. Rất cần những đánh giá tác động để lựa chọn phương án quy hoạch và kiến trúc tối ưu cho phát triển nhà cao tầng tại các đô thị biển nói chung, và vùng Nam Trung bộ nói riêng.

Dự án Ánh Dương - Soleil Đà Nẵng, Nguồn ảnh: Chủ đầu tư - PPCDanang.com

Dự án Ánh Dương – Soleil Đà Nẵng, Nguồn ảnh: Chủ đầu tư – PPCDanang.com

 

Tình hình phát triển nhà cao tầng tại các TP biển Việt Nam
Cơn sốt “Đầu tư bất động sản du lịch” đã tạo được cơ hội tốt cho việc phát triển quy hoạch – kiến trúc các tỉnh ven biển Nam Trung bộ thời gian vừa qua, đồng thời cũng phát sinh những vấn đề làm tốn khá nhiều giấy mực, lượng thông tin và sự quan tâm của giới báo chí cũng như cộng đồng mạng, trong đó nổi bật là các ý kiến đa chiều về những lợi thế và bất cập của việc xây dựng nhà cao tầng ở vùng ven biển này.
Năm 2016, Đà Nẵng đã khởi công “Tòa nhà cao nhất miền Trung” Ánh Dương – Soleil Đà Nẵng, xây dựng trên diện tích 21.800m2, cách bãi biển Mỹ Khê chưa đầy 100m, với 10 điểm “hot” theo báo chí, xứng tầm là “biểu tượng Đà Nẵng”. Cùng thời điểm đó, báo chí cũng cho thấy đang có ít nhất 3 nhà đầu tư bắt đầu xây dựng căn hộ cao tầng (30 tầng) tại khu vực ven biển Đà Nẵng. Chưa kể hàng nghìn căn hộ cao cấp cao 2-3 tầng đã và đang được xây dựng đối diện với sân bay. Các công trình ra đời bất chấp ý kiến của các nhà chuyên môn về mật độ dày đặc và chiều cao lớn như vậy sẽ thu hẹp không gian sống và chắn hướng biển của đô thị, đồng thời ảnh hưởng tới công tác quốc phòng và an toàn hàng không.
Thống kê sơ bộ thấy rằng chỉ trong vài ba năm gần đây ở Đà Nẵng đã xuất hiện không ít dự án cao tầng sát biển, ví dụ như Royal Era 1, Novotel cao 155m (37 tầng), Mường Thanh – Sơn Trà (40 tầng)…và có lẽ sẽ còn thêm nữa! Tại Nha Trang (Khánh Hòa) phong trào “đua chiều cao” cũng không kém sôi nổi, điển hình là công trình Tổ hợp Mường Thanh Khánh Hòa cao 48 tầng (theo giấy phép là 40 tầng) gây nhiều tranh cãi và là lí do chính của việc “điều chỉnh quy hoạch cục bộ” hiện nay, với nguy cơ “bức tường cao ốc” hiện hữu đang phá vỡ cảnh quan vịnh biển và cửa sông ở đây. Vẫn còn nhiều ý kiến về “trần cao 40 tầng trong quy hoạch”, về “cơ hội phát triển du lịch cần tận dụng” và về “không nên lãng phí đất xây dựng”… và còn nhiều thử nghiệm cũng như dự tính điều chỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự án Mường Thanh (TP Nha Trang)

Dự án Mường Thanh (TP Nha Trang)

Tại Quy Nhơn (theo Người lao động), tập đoàn Hoa Sen có Dự án Tòa tháp 49 tầng (cao nhất miền Trung) gồm 420 phòng khách sạn và 1469 căn hộ condotel. Năm 2016 Tập đoàn FLC đã chính thức ra mắt Sea Tower Quy Nhơn, căn hộ khách sạn 5 sao cao 25 – 30 tầng. Tòa tháp đôi này nằm trên khu đất vàng 1,7ha, được kết nối với bờ biển bằng một đường ngầm qua đường An Dương Vương, cũng may là ở Quy Nhơn hiện mới chỉ có một số dự án cao ốc ven biển, những dự án còn lại đang được nghiên cứu hoàn thiện.
Điểm qua các tỉnh ven biển Nam Trung bộ có thể thấy đang xuất hiện nhiều khu dân cư kết hợp du lịch nghỉ dưỡng ven biển, trong đó đều có những kiến trúc cao tầng theo quy mô và chức năng khác nhau. Ví dụ ở Phan Thiết có dự án Phố biển Rạng đông Ocean Dunes có quy mô 62ha và nhà cao tới 20 tầng (theo tuvancanho.com.vn); Ở Tuy Hòa có Khu Đô thị mới nam TP Tuy Hòa với nhà 5-7 tầng sát biển, tuy không thật cao nhưng tạo nên quần thể khá đồng điệu và che chắn biển.

Từ những ví dụ nêu trên có thể thấy rằng nhà cao tầng tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới cảnh quan, quy hoạch kiến trúc và đời sống văn hóa xã hội các đô thị. Những “cỗ máy thương mại” và những “biểu tượng đô thị mới” này đã gây ra không ít những vấn đề cần giải quyết, đã thu hút nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội quan tâm và lên tiếng. Vì vậy rất cần xác định thái độ ứng xử, phạm vi giới hạn và giải pháp sử dụng kiến trúc cao tầng một cách hợp lý, hiệu quả, theo xu hướng phát triển bền vững. Nói đơn giản là rất cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc và du lịch mà không nên chỉ chú trọng ở bài toán đầu tư.

Những lợi thế và bất cập
Nhà cao tầng ra đời từ cuối thế kỷ 19 do hệ quả của cách mạng công nghệ và quá trình đô thị hóa, nhằm giải quyết nhu cầu bùng nổ dân số đô thị, thiếu đất đai xây dựng. Nhà cao tầng là “hiện tượng thú vị nhất của nhân loại trong thế kỷ 20” và là “biểu tượng của trí tuệ, thẩm mỹ và văn minh” như nhiều sách đã nói đến, vì vậy đương nhiên là ước mơ của cư dân đô thị, là cỗ máy làm ra của cải của các nhà doanh nghiệp và niềm tự hào nghề nghiệp của kiến trúc sư.
Lợi thế của nhà cao tầng thể hiện ở nhiều lĩnh vực, từ việc phát huy hiệu quả vị trí vàng trong đô thị, tiết kiệm đất xây dựng, rút ngắn hệ thống hạ tầng kỹ thuật tới việc dễ dàng tạo dựng những khu vực sở hữu bất động sản riêng, là sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Chính vì thế, nhà cao tầng dễ dàng tạo nên dấu ấn đô thị, đáp ứng mục đích quảng bá thương mại và có thể hình thành biểu tượng của một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp nào đó.
Nhà cao tầng ở vùng biển có những lợi thế về tạo dựng cảnh quan hiện đại, về quảng bá thương hiệu và hưởng lợi từ các tài nguyên thiên nhiên như nắng gió tầm nhìn, không khí trong lành… Chúng luôn được các nhà đầu tư du lịch cũng như các nhà quy hoạch kiến trúc tận dụng. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng như nhau: Có những bãi biển nổi tiếng bởi tổ hợp công trình cao tầng như Marina Bay ở Singapore, Sao Paulo ở Brazil… trong khi ở nhiều nơi khác, kiến trúc cao tầng ven biển được sử dụng rất thận trọng và chừng mực, cách sử dụng kiến trúc cao tầng ở các vùng biển này đều nhằm tới việc tối ưu hóa cảnh quan và không gian du lịch – là linh hồn, đồng thời là chất lượng thương hiệu của địa phương, là lợi thế chính để hấp dẫn du khách.
Bên cạnh lợi thế luôn là những bất cập, trước hết những ưu điểm kể trên của nhà cao tầng thích hợp với các đô thị nén nhiều hơn so với đô thị biển, bởi đô thị biển thường là không gian nghỉ dưỡng du lịch với nhiều yếu tố thiên nhiên thoáng đãng, mật độ các sản phẩm nhân tạo thấp hơn so với tự nhiên. Vì vậy khi đưa một khối tích công trình lớn như các nhà cao tầng vào khung cảnh đô thị biển sẽ gây tác động mạnh tới cảnh quan đô thị, đặc biệt là khi xây chen trong các khu phố cũ của các thành phố biển miền Nam Trung bộ vốn có tầm vóc nhỏ và hạ tầng kỹ thuật hạn chế. Xây dựng cao tầng tại các khu phố cũ dễ dẫn tới sự chen lấn và chật trội, sự quá tải hạ tầng kỹ thuật và hệ thống giao thông.
Riêng về “Tầm nhìn biển” – một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cảnh quan đô thị – bên cạnh lợi thế về tầm nhìn cho người ở trong nhà cao tầng và lợi thế điểm nhấn cũng như biểu tượng từ phía biển nhìn vào, thì có nhiều bất cập do “dãy tường cao ốc” gần biển sẽ che hết gió mát, nắng và tầm nhìn của các nhà phía sau. Theo một thống kê trong khoảng 20km bờ biển ở Đà Nẵng chỉ có 2km làm bãi tắm công cộng, vậy thì người dân ở trong khu phố cũ còn đâu cơ hội ngắm biển nếu như phần còn lại là nhà cao tầng? Tầng cao và tầm nhìn ra biển còn liên quan đến an ninh hàng không và yêu cầu phòng thủ bờ biển, vì ở các thành phố này thường có sân bay sát biển và có yêu cầu an ninh quốc phòng cần tính đến.
Như vậy rõ ràng là khi sử dụng kiến trúc cao tầng ven biển cần chú ý tới những điều kiện và yêu cầu khác với kiến trúc cao tầng thông thường, trước hết ở khâu quy hoạch và kiến trúc, tiếp theo là những vấn đề về kỹ thuật, về môi trường và biến đổi khí hậu, về vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công trong điều kiện xâm thực biển… rất cần có các nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này.

Những bàn luận và kiến nghị
Trước hết cần chú ý những đặc trưng của nhà cao tầng ven biển để có giải pháp quy hoạch – kiến trúc thích hợp.
Nhà cao tầng ven biển thường mang chức năng du lịch nghỉ dưỡng là chính, trong khi các tổ hợp cao tầng ở đô thị khác có xu hướng đa chức năng, vì vậy đặc điểm quy hoạch và cơ cấu kiến trúc thường gắn chặt với môi trường và không gian biển, công trình là một bộ phận của tổng thể biển với “cơ cấu mở”, khác với tổ hợp cao tầng là “một thành phố trong thành phố”.
Trong quy hoạch các khu đô thị biển cần đặc biệt chú ý tới các nhà cao tầng về mật độ, tỷ trọng, vị trí tương quan với các công trình khác. Nhà cao tầng không nên che chắn sát mép nước, không nên tạo thành các “bức tường cao ốc”, nên đặt phía sau các công trình thấp tầng theo hướng biển, khuyến khích dùng nhà cao tầng như các điểm nhấn quy hoạch và rất cần chú trọng tầm nhìn cũng như đường bao toàn cảnh (Silhouette) từ phía biển vào.
Khối kiến trúc nhà cao tầng ven biển tùy theo địa hình và cảnh quan không nên có quy định về trần cao nhưng rất cần đánh giá tác động tới môi trường cảnh quan tổng thể. Nhà cao tầng ven biển do yêu cầu về tầm nhìn ra biển, có dạng hành lang bên nên chiều dày nhỏ, vì vậy khối nhà không nên tập trung quy mô lớn dễ tạo thành những bức tường phản cảm, nên vận dụng các thủ pháp và tiêu chuẩn kiến trúc xanh trong tổ chức không gian kiến trúc như sân mái giật cấp, khoảng trống giữa các tầng, vườn treo…
Một số bài học cho các thành phố biển thuộc Nam Trung bộ:
Đối với một số thành phố như Tuy Hòa, Phan Thiết, Quảng Ngãi, Quy Nhơn… có thể rút kinh nghiệm từ những bất cập đã nêu để sử dụng kiến trúc cao tầng hiệu quả hơn, hợp lý hơn, đó là:
Cần rà soát điều chỉnh các dự án ven biển có yếu tố cao tầng về tỷ trọng, mật độ, kích thước của nhà cao tầng, cần chú ý khai thác các lợi thế tự nhiên của biển địa phương, tạo được các đô thị du lịch biển có bản sắc riêng, không nên chạy đua theo các kỷ lục và không cần lấy nhà cao tầng để làm biểu tượng địa phương.
Quy mô và phong cách kiến trúc cao tầng rất cần hài hòa với tầm vóc và bản sắc của từng đô thị biển khác nhau, không nên dùng các mẫu cao tầng giống nhau mà chỉ dùng trong trường hợp cần thiết, để làm đẹp thêm không gian “nắng – cát trắng – gió – biển xanh” vốn là thế mạnh của du lịch nam Trung bộ trong mắt du khách quốc tế.
Đối với một số trường hợp đã thấy những bất cập của kiến trúc cao tầng ven biển, vẫn có khả năng khắc phục với trách nhiệm và sự cầu thị của nhà quản lý cũng như nhà đầu tư, đồng thời cần có sự tham gia hiệu quả của các nhà chuyên môn và công luận. Vấn đề là cần có ngay các giải pháp khả dụng, có tinh thần mạnh dạn sửa sai, điều chỉnh và dừng lại đúng lúc. Hãy chú ý ý kiến sau về “bất cập” ở Nha Trang: “Công trình này làm xấu đi cảnh quan tự nhiên xinh đẹp của khu vực này. Bây giờ đã lỡ xây dựng lên rồi nhưng chúng tôi vẫn phải có ý kiến để đến những đời sau, khi hết hạn thuê đất thì phá bỏ nó đi, trả lại không gian cho Nha Trang.” (trích lược ý kiến ông Bùi Mau – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Khánh Hòa).
Một số kiến nghị:
Cần kịp thời ban hành Quy chuẩn và Tiêu chuẩn mới về nhà cao tầng, thay thế cho TCXDVN 323.2004 đã hết hiệu lực, trong đó cần chú ý tới việc đánh giá tác động của kiến trúc cao tầng đối với cảnh quan và môi trường thành phố, mặt khác cần phân biệt các loại nhà cao tầng theo vùng miền trong đó có vùng biển để có quy định phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể.
Phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch nghỉ dưỡng là con đường tất yếu của các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, tuy nhiên rất cần hài hòa và đồng bộ giữa phát triển thị trường bất động sản với phát triển đô thị, không nên đầu tư quá ồ ạt cơ sở vật chất nhân tạo mà cần khai thác và giữ gìn các tiềm năng du lịch của địa phương, sử dụng một cách hợp lý và thông minh nhất tài nguyên du lịch tự nhiên tại các tỉnh đã được thế giới đánh giá cao, nên hạn chế sử dụng nhà cao tầng tại các vùng biển này./.

Ts.Kts Trịnh Hồng Việt (Trường ĐH Xây dựng miền Trung)


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Xây dựng cao tầng mặt tiền hướng biển: Lợi bất cập hại

Xây dựng cao tầng mặt tiền hướng biển: Lợi bất cập hại

16:12 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Xây dựng các khu cao tầng tập trung đông người dọc theo các tuyến bờ biển đang là xu hướng chung tại các đô thị biển Việt Nam. Điều này đem lại lợi ích làm gia tăng khả năng thương mại và dịch vụ mà một số người dân có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, còn thiếu một nghiên cứu bài bản có thể lượng hóa một cách cụ thể tổng thể các lợi ích này so sánh với các tác động “ngược” nhiều mặt của hiện tượng “những bức tường rào” này tới cơ thể các đô thị ven biển, đặc biệt với quy mô dài hạn.

Công trình cao tầng mọc san sát nhau tại đường ven biển Trần Phú (Nha Trang, Khánh Hòa)

Công trình cao tầng mọc san sát nhau tại đường ven biển Trần Phú (Nha Trang, Khánh Hòa)

Cuộc đua xây nhà cao tầng không gian ven biển
Tại bờ biển Nha Trang:
Đường Trần Phú, TP Nha Trang hơn 20 năm trước là một trong những con đường cảnh quan đẹp với những biệt thự, tòa nhà thấp có sân vườn rộng hướng mặt ra biển. Thế nhưng từ năm 1996, đã bắt đầu “cuộc đua” nhà cao tầng ken dày trên con đường này. Các khách sạn: Yasaka Saigon Nha Trang 11 tầng, Sunrise Nha Trang 12 tầng, Novotel Nha Trang 18 tầng, Sheraton Nha Trang 33 tầng, Mường Thanh 46 tầng… lần lượt mọc lên. Hệ thống khách sạn dày đặc hệt như một “bức tường cao ốc” làm xấu đi cảnh quan bờ biển Nha Trang.
Tháng 11/2010, Tạp chí National Geographic với cuộc bỏ phiếu của 340 chuyên gia quốc tế nổi tiếng đã bình chọn Nha Trang vào nhóm các bãi biển tồi nhất thế giới. Đánh giá của cuộc bình chọn cho thấy: “Nơi này đã bị phát triển quá mức mà không được kiểm soát chặt, kỹ. Những bờ biển dài giờ đã bị biến mất và “vẻ đẹp thiên nhiên đến ngạc nhiên” ở nơi này đang bị đe dọa nghiêm trọng”.
Tháng 9/2012, Thủ tướng duyệt đồ án quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 về các công trình đô thị ven biển không được vượt quá 40 tầng. Tuy nhiên cuối năm 2015, đầu 2016, tỉnh Khánh Hòa phát hiện có 13 dự án có công trình ven biển cao hơn 40 tầng. Công trình khách sạn, khu căn hộ cao cấp Mường Thanh (Khánh Hòa) xây dựng sát biển. Dự án này được cấp giấy chứng nhận đầu tư với quy mô cao đến 48 tầng. Dự án khu khách sạn – căn hộ cao cấp Oceanus trên đường Phạm Văn Đồng đang xây dựng hai khối nhà cao 47 tầng, dự án khu phức hợp thương mại – căn hộ – khách sạn Tropicana Nha Trang thông báo xây dựng hai khối cao ốc 50 tầng… Một số cao ốc đã xây dựng hoàn thành như tổ hợp khách sạn – căn hộ cao cấp Mường Thanh Nha Trang Center ở phía tây đường Trần Phú cao 46 tầng, khách sạn Havana cao 41 tầng. Ngoài ra còn có một số dự án khác đang triển khai như Peacock Marina Complex dự kiến cao 35 – 54 tầng, tổ hợp khách sạn Waterfall định xây cao 40 – 55 tầng.

Đề xuất mặt cắt ngang phương án quy hoạch tạo khoảng lùi cho công trình cao tầng tại đường ven biển Xuân Diệu (TP Quy Nhơn, Bình Định)

Đề xuất mặt cắt ngang phương án quy hoạch tạo khoảng lùi cho công trình cao tầng
tại đường ven biển Xuân Diệu (TP Quy Nhơn, Bình Định)

Tại bờ biển Đà Nẵng:
Tại TP Đà Nẵng, hiện nay một số chủ đầu tư dự án bất động sản ven biển Đà Nẵng đang chuyển hướng từ việc xây khách sạn sang đầu tư xây cao ốc. hiện tại ở khu vực ven biển Đà Nẵng có ít nhất ba chủ đầu tư bắt đầu chuyển hướng xây căn hộ cao tầng để đón dòng khách từ các tỉnh phía Bắc. Tại khu đất chỉ rộng 7.000m2 ở đường Võ Nguyên Giáp, P.Mỹ An (Q.Ngũ Hành Sơn), doanh nghiệp xây dựng số 1 Điện Biên đang xây phần móng của dự án khu khách sạn và căn hộ Mường Thanh Sơn Trà. Dự án dự kiến cao 40 tầng, quy mô được thiết kế gồm ba khối nhà khách sạn và chung cư, diện tích căn hộ chung cư bình quân từ 45-80m2. Theo tính toán, khi công trình hoàn thành sẽ có khoảng 1.000 căn hộ kéo theo chừng 4.000 dân về khu vực này sinh sống. Cũng trên trục đường Võ Nguyên Giáp, dự án tổ hợp căn hộ, khách sạn cao cấp Alphanam Luxury Danang của Tập đoàn AlphaNam. Dự án này cao 30 tầng, có đến 232 căn hộ khách sạn cao cấp cùng 390 phòng khách sạn. Ngoài ra, có thêm dự án Khu tổ hợp căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại dịch vụ và khách sạn VNECO Sơn Trà nằm ở Phường Mân Thái (Q.Sơn Trà). Dự án này có chiều cao vừa được cho phép 41 tầng, riêng diện tích xây dựng căn hộ để bán là hơn 29.000m2, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Tại bờ biển Quảng Ninh, Phan Thiết:
Hạ Long, địa danh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới – lần thứ nhất năm 1994 về giá trị thẩm mỹ và lần thứ hai năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo. Kể từ ngày trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long chịu khá nhiều sức ép, nhất là từ quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa… và từng bị UNESCO “nhắc nhở” vài lần trong việc quản lý, bảo vệ di sản. Hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đang bị san lấp ồ ạt. Triệt hạ các hệ sinh thái động thực vật ven biển vốn có, các dự án xây dựng thay vào đó là xây dựng các khu khách sạn và khu đô thị mới cao tầng ven biển làm phá vỡ không chỉ các giá trị bền vững môi trường sống mà cả không gian kiến trúc cảnh quan.
Thành phố Phan Thiết, chỉ tính riêng dải bờ biển dọc thành phố đã có hàng chục dự án quy mô lớn cả diện tích và vốn đầu tư được đưa vào sử dụng như dự án xây dựng khu phức hợp du lịch đồi Bạch Dương tại xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết, với diện tích xây dựng khoảng 265ha, dự án Legend Sea Phan Thiết có quy mô tổng thể 278ha tọa lạc tại vùng biển xã Tiến Thành, bao gồm các hạng mục như khu thương mại, khu hành chính, khu tài chính ngân hàng, các công trình văn hóa, trung tâm hội nghị, câu lạc bộ thể thao, khu vui chơi giải trí và nhất là chuỗi hệ thống Resort 5 sao hiện đại…

Nhà cao tầng xây dựng như một bức tường cao tầng tại Cát Bà (Hải Phòng)

Nhà cao tầng xây dựng như một bức tường cao tầng tại Cát Bà (Hải Phòng)

Lợi bất cập hại
Những lợi ích trước mắt của việc xây dựng hàng loạt công trình cao tầng dọc theo mặt tiền bờ biển là rất hiện hữu. Những điều lợi trước mắt dễ thấy nhất là những thu nhập về kinh tế mà các doanh nghiêp xây dựng, kinh doanh bất động sản và buồng phòng khách sạn được hưởng lợi. Đô thị cũng tạo dựng được hình ảnh “phát triển – cao tầng – hiện đại” mà trước đây trong quá khứ cũng chưa từng có cơ hội. Xây dựng các khu cao tầng tập trung đông người dọc theo các tuyến bờ biển cũng làm gia tăng khả năng thương mại và dịch vụ mà một số người dân có thể được hưởng lợi.
Mỗi dự án xây dựng đều bắt buộc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, còn thiếu một nghiên cứu bài bản có thể lượng hóa một cách cụ thể tổng thể các lợi ích này so sánh với các tác động “ngược” nhiều mặt của hiện tượng này tới cơ thể các đô thị ven biển, đặc biệt với quy mô dài hạn. Về cơ bản có thể đánh giá theo các nhóm tác động như sau:
– Các tác động về không gian cảnh quan đô thị: có thể nói, không gian kiến trúc cảnh quan đô thị chịu nhiều tác động lớn nhất khi xây dựng các công trình cao tầng ven biển. Phần lớn, xây công trình cao tầng ven biển sẽ mang đến một diện mạo kiến trúc cao tầng hiện đại mới mà trước đây không có được.
Trường hợp tại TP Nha Trang, lẽ ra công trình sát biển phải xây thấp tầng để đón gió mát từ phía biển vào.Việc các cao ốc, khách sạn hàng chục tầng, dày đặc bên bờ biển vô tình tạo bức tường chắn gió, che khuất tầm nhìn nhiều khu dân cư bên trong và gây mất mỹ quan cho vịnh Nha Trang.
Không thể áp dụng cứng nhắc quy hoạch của các thành phố biển nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam. Việc áp dụng này phải hết sức thận trọng và có chọn lọc. Không thể biến Nha Trang thành một bản sao của kiến trúc đô thị ven biển nào đó trên thế giới, không gian đô thị biển Việt Nam, mỗi vùng đều có bản sắc riêng, văn hóa riêng.
Rất nhiều các đô thị biển như Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa)…là các di sản nổi tiếng, cảnh quan đặc sắc của các đô thị ven biển chắc chắn cần bảo tồn và tôn trọng tối đa tự nhiên và tính bản địa chứ không dựa hoàn toàn vào nhân tạo. Sự can thiệp của con người vào đây phải trên cơ sở làm cho thiên nhiên đẹp hơn, bền vững hơn. Phát triển xây dựng cao tầng tại các không gian hướng biển của đô thị dù dạng mô hình “đô thị nén – mật độ cao” hay bất cứ loại hình đô thị nào trước tiên phải bảo vệ được bản sắc và giá trị di sản đặc thù của đô thị.
Thực tế đã chứng minh, đô thị du lịch trên thế giới đều trải qua đó là phát triển xây dựng nhà cao tầng gần sát bãi biển để phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế. Không có lý do gì mà các đô thị biển không thể không có các khối nhà cao tầng, thậm chí nhà chọc trời ven biển. Nhưng cần lựa chọn vị trí và kiến trúc công trình hợp lý hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Ví dụ như TP Nha Trang cũng cần xây dựng thêm các khối công trình cao tầng nhưng nên tập trung khu vực phía Tây, hạn chế xây dựng tại khu vực phía Đông thành phố.
Các ý kiến ủng hộ nên “thấp ven biển và cao dần vào trong” nghe có vẻ hay nhưng không phù hợp với lý tự nhiên của nhu cầu thị trường, bởi sự tiện dụng và bắt mắt với khách du lịch. Hiện nay, trên thế giới có nhiều thành phố du lịch phát triển theo hướng “đô thị nén” như: Barcelona (Tây Ban Nha), Sydney, Santa Monica (Mỹ)… có những chuỗi khách sạn cao 40 – 50 tầng. TP Gold Coast (Úc) có chuỗi khách sạn cao tầng dài gần 10km với tòa cao nhất là City Tower cao 101 tầng… Thành phố như một cỗ máy du lịch và việc sử dụng đất không có định hướng cho du lịch dịch vụ là một lãng phí. Việc xây dựng nhà cao tầng ra ven biển là một tất yếu của nền kinh tế du lịch biển.
Hiện nay, trên thế giới và trong nước có nhiều mô hình thành phố du lịch tốt, như: Hội An, Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), Jeju (Hàn Quốc)… Các thành phố du lịch trên khá thành công vì biết dựa vào các yếu tố thiên nhiên, văn hóa bản địa và sự tham gia của cộng đồng. Xây dựng “đô thị nén” trong đa số trường hợp là không phù hợp với đặc thù thành phố du lịch cảnh quan biển; nhà cao tầng ven biển cũng đã bão hòa về số phòng khách sạn cao cấp.
Bãi biển Nha Trang nên tránh xây dựng “bức tường bê tông” như Rio de Janeiro (Brazil), nghĩa là cho phép xây dựng khách sạn cao tầng san sát nhau. Trong quy hoạch xây dựng mặt tiền biển (water front) rất cần những khoảng trống và những khoảng lùi để tạo cảnh quan đô thị và dọc đường ven biển nên xen vào và giữ lại các công trình văn hóa công cộng, vì không gian dọc biển bản chất là không gian công cộng. Tóm lại, việc phát triển thành phố Nha Trang còn thiếu những công trình nghiên cứu về mặt tiền biển và chưa rút kinh nghiệm từ những quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Theo quy định, không được xây công trình sát biển dàn theo hàng ngang. Việc xây dựng cũng không được làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng tiếp cận biển của người dân và du khách. Dưới góc độ quản lý nhà nước và quy hoạch đô thị, không ủng hộ, khuyến khích duyệt các dự án hoặc những quy hoạch làm ảnh hưởng đến cảnh quan ở trước biển, cửa sông. Hiện Đà Nẵng có nhiều dự án nằm sát bờ biển, hầu hết là nhà hàng, khách sạn… của doanh nghiệp tư nhân. Các dự án này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Thậm chí ở một số nơi người dân muốn đi ra biển phải đi qua cơ sở làm dịch vụ.
Trong quy hoạch đô thị của các quốc gia phát triển trên thế giới, sau một thời gian phá bỏ các công trình cũ để xây dựng những công trình mới, đã nhận thức được những sai lầm phải trả giá vì xóa tính thời gian của đô thị và ký ức cộng đồng, nhưng Việt Nam lại đang đi theo lối mòn của họ trước kia. Cũng như khi lấy một lĩnh vực nào đó áp đặt cho sự phát triển của một thành phố là một sai lầm bởi đâu phải tất cả người dân một thành phố nói chung, và Nha Trang nói riêng, chỉ sống bằng du lịch, họ còn sống bằng nông – ngư nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế…
Đúng là chúng ta đang có nhiều khách sạn, nhà nghỉ cạnh bờ biển không thân thiện với môi trường, che khuất những khung cảnh đẹp hay tầm nhìn ra biển. Đây là điều cần tuyệt đối tránh. Mặt khác, cần hạn chế việc chia lô xây cao tầng ven biển để xây bởi sẽ làm mất không gian công cộng ven biển. Tại nhiều bãi biển, khi chưa làm khu nghỉ dưỡng, người dân có thể đi lại tự do trên bờ, thích thì xuống biển tắm. Mật độ xây dựng ở các vùng biển đẹp cũng là một vấn đề quan trọng. Vì lợi nhuận, các nhà đầu tư thường muốn xây thật nhiều resort, nhà nghỉ, khách sạn… Tuy nhiên, mật độ xây dựng, chiều cao công trình phải tùy thuộc vào loại hình đô thị và thiên nhiên ở vùng biển đó. Nếu quy hoạch thể hiện chỗ này phải giữ làm cảnh quan thì dứt khoát phải thực hiện đúng, không thể lấy lý do này nọ để “nhét” vào đó một khu nghỉ dưỡng hay khách sạn cao tầng. Giữ cảnh quan ở đây là để phát triển kinh tế du lịch chứ không phải cứ xây nhà nghỉ, khách sạn, đường sá… mới là làm du lịch. Giữ gìn cảnh quan có bản sắc là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch biển.
– Các tác động về hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Trong một số lớn trường hợp, xây nhà cao tầng trên mặt tiền hướng biển của đô thị thực chất là một biểu hiện “xây chen” vào khu vực đô thị hiện hữu.
Ví dụ như trường hợp tại vệt bờ biển Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng được “cấp tập” xây nhà cao tầng tạo ra nhiều lo ngại phá vỡ quy hoạch cảnh quan và gây áp lực lên hạ tầng đô thị. Từ một phường vùng ven đô, phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) dù đã có 2 trường tiểu học nay đã quá tải và có kế hoạch đầu tư thêm trường học mới. Thế nhưng, mật độ dân cư từ những cao ốc mới như tổ hợp chung cư, khách sạn Mường Thanh lại xuất hiện ven biển với cả ngàn người vào sinh sống thêm vào. Hàng loạt các cao ốc Condotel cũng góp phần gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có việc gây áp lực lên hạ tầng giao thông, gây tắc nghẽn cục bộ. Một áp lực khác là tác động môi trường, không khí, cấp nước, rác thải, rồi đến hệ thống điện nước, cứu hỏa, hạ tầng xã hội…; Vệt đô thị ven biển phía đông dọc tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa (TP Đà Nẵng) phát triển theo kiểu chèn nén bởi những công trình cao ốc đang thực sự tạo ra nhiều lo ngại.
Về lý thuyết, nhà cao tầng có thể được xem là “cỗ máy tạo ra của cải” hoạt động rất hiệu quả trong nền kinh tế đô thị. Tuy nhiên, không nên coi nhà cao tầng đơn giản chỉ là sự gia tăng không gian xây dựng theo chiều cao với một diện tích đất hạn chế, mà có những yêu cầu khá nghiêm ngặt cần tuân thủ trong quá trình thiết kế và thi công.
Việc cao ốc mọc lên ven biển được các chuyên gia cảnh báo sẽ gây ra quá tải hạ tầng, không gian sống. Việc phát triển căn hộ cao tầng đối với một đô thị hiện đại là cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển xây dựng phải nghiên cứu kỹ để phù hợp với quy hoạch. Trước khi cho phép xây cao ốc tại các khu dân cư, chính quyền cần đánh giá kỹ mọi tác động khi công trình này hoàn thành. Còn nếu vội vàng cấp phép đầu tư, chắc chắn sau này chính quyền sẽ phải chạy theo để giải quyết các hệ lụy phát sinh.
– Các tác động về ô nhiễm môi trường: Qua các ví dụ cụ thể tại các đô thị ven biển lớn, rất nhiều các chuyên gia cảnh báo về các tác động gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh một số khu vực xây mới hoàn toàn có hạ tầng đồng bộ, hiện tượng xây cao tầng hiện nay tại các đô thị chủ yếu theo dạng xen cấy vào cơ thể đô thị hiện hữu.
Trong “cơn lốc” phát triển hạ tầng đô thị ở TP Hạ Long (Quảng Ninh), những khu nhà cao tầng, khu chung cư… mọc lên như nấm đặc biệt ở khu vực mặt tiền hướng biển. Tuy nhiên, những “gã khổng lồ” bên bờ Vịnh di sản này có đang đáp ứng tiêu chí đảm bảo môi trường là điều mà không ít người dân ở đây băn khoăn. Trong thời gian trước đây, báo chí cũng đã phản ánh và đề cập nhiều đến Chung cư Licogi 18.1 chiếm một vị trí đắc địa nằm ngay bên bờ Vịnh Hạ Long (khu vực đường bao biển phường Hồng Hà, TP. Hạ Long), với khoảng 120 căn hộ gia đình cùng hàng chục căn hộ văn phòng cho thuê, nhưng cho đến nay, hệ thống nước thải của tòa nhà hiện đại này vẫn áp dụng theo kiểu “truyền thống”, nghĩa là toàn bộ nước thải sinh hoạt của các căn hộ tập trung xuống một đường cống ngầm của tòa nhà, qua bể tự hoại rồi chảy thẳng ra biển. Cư dân rất thất vọng vì mùi hôi thối và mất vệ sinh môi trường do các chất thải sinh hoạt thải ra trực tiếp môi trường.
Cùng với việc xuất hiện loại hình công trình nhà ở cao tầng kết hợp khách sạn ven biển condotel mới, do việc xuất hiện đại trà nhưng còn thiếu các quy định và chế tài quản lý loại hình công trình cao tầng ven biển này cũng góp phần dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực về an toàn và môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật cho Condotel theo tiêu chuẩn khách sạn. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình Condotel lại gần giống với căn hộ chung cư hơn so với các khách sạn thông thường. Do đó, Condotel nên được áp dụng một số quy chuẩn giống như căn hộ chung cư. Mặc dù vậy, nếu việc áp dụng hoàn toàn quy chuẩn kỹ thuật xây dựng chung cư cho condotel ven biển sẽ có những điểm bất cập, đặc biệt là với những yêu cầu của nhà chung cư nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt của các hộ gia đình. Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật riêng cho Condotel ven biển trên cơ sở phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng của dòng bất động sản này. Từ góc độ quản lý vận hành, với tính chất là một sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng, Condotel ven biển cũng cần một cơ chế quản lý, vận hành khác biệt so với nhà chung cư. Nếu như chung cư bắt buộc phải thành lập ban quản trị thì ở Condotel ven biển, chủ đầu tư tự mình hoặc thuê đơn vị quản lý khách sạn thực hiện việc quản lý, vận hành cho mục đích cho thuê nghỉ dưỡng.

Kết luận
Việc xây dựng nhà cao tầng tại các không gian mặt tiền đô thị ven biển có thể là xu hướng phổ biến trên thế giới, mang lại nhiều hiệu quả dễ nhận thấy về kinh tế và hình ảnh mới cho các đô thị biển. Với các đô thị biển Việt Nam, lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng công trình cao tầng ven biển cần cân nhắc rất kỹ bởi tính đặc thù về văn hóa xã hội, cảnh quan, con người. Để tránh các tác động lợi bất cập hại, cần có các nghiên cứu và chương trình triển khai thực hiện hợp lý giảm thiểu 3 loại tác động về cảnh quan, hạ tầng và môi trường dựa trên các yếu tố bản địa, dặc thù về tự nhiên – nguồn lực – con người và không được dập khuôn máy móc./.

Ths.Kts Trần Hồng Thủy (Giám đốc Công ty Kiến trúc giải pháp Nhà cao tầng Việt Nam)


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Cần một đồ án quy hoạch chủ động

Cần một đồ án quy hoạch chủ động

16:07 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế biển, trong đó có hoạt động du lịch biển, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng khắc phục được những bất cập của giai đoạn vừa qua. Vai trò của công tác quy hoạch kiến trúc có một vai trò rất lớn. Cho đến nay, còn khá nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa có đủ sự quan tâm trên toàn bộ quỹ tài nguyên ven biển thuộc phạm vi địa phương mình, từ góc nhìn chiến lược về công tác quy hoạch kiến trúc, cũng như có cơ sở cho công tác quản lý. Chính điều này đã làm cho quá trình diễn biến phát triển bị manh mún và kém sức hấp dẫn về thu hút đầu tư.

Kiến trúc công trình nhà ở chung cư ven biển với mặt tiền xanh Khu biệt thự Premier Residence (Phú Quốc, Kiên Giang)

Kiến trúc công trình nhà ở chung cư ven biển với mặt tiền xanh Khu biệt thự Premier Residence (Phú Quốc, Kiên Giang)

Bờ biển Việt Nam và vai trò của chính quyền địa phương với quy hoạch kiến trúc
Việt Nam được biết đến như một quốc gia biển với nhiều tiềm năng động lực để hướng tới một nền kinh tế biển phát triển, có sức hút to lớn về du lịch.
Trong những năm vừa qua, vì nhiều lý do, hoạt động du lịch biển đảo ở nước ta cũng còn nhiều bất cập, kết quả đạt được còn quá nhỏ bé so với tiềm năng về biển đảo như đã nói ở trên của nước ta. Tháng 8/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu đặt ra cho du lịch biển thu hút 22 triệu lượt khách quốc tế và 58 triệu lượt khách nội đại, tổng thu từ du lịch biển đạt 200.000 tỷ đồng.
Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế biển, trong đó có hoạt động du lịch biển, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng khắc phục được những bất cập của giai đoạn vừa qua. Vai trò của công tác quy hoạch kiến trúc có tầm ảnh hưởng rất lớn. Cho đến nay, còn khá nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa có đủ sự quan tâm trên toàn bộ quỹ tài nguyên ven biển thuộc phạm vi địa phương mình, từ góc nhìn chiến lược về công tác quy hoạch kiến trúc, cũng như có cơ sở cho công tác quản lý. Chính điều này đã làm cho quá trình diễn biến phát triển bị manh mún và kém sức hấp dẫn về thu hút đầu tư. Nhiều nhà đầu tư muốn thực hiện dự án của mình trên một vị trí, địa điểm nào đó, song họ không thể hình dung được tương lai của khu vực đó sẽ như thế nào. Trên thực tế, nhiều dự án đầu tư đã chết yểu chỉ vì đơn phương và đơn độc. Chúng ta đều biết rằng, một trong những đặc thù của sức hút du lịch của một địa danh nào đó, nó sẽ được gia tăng rất nhiều lần, khi khu du lịch đã đạt được đến một ngưỡng nào đó, cả về quy mô, cấp độ, các tiện ích dịch vụ và hệ thống hạ tầng đô thị. Điều này, một vài nhà đầu tư cũng không thể làm được. Ở một số địa phương đã thành công, bởi chính quyền địa phương đã chủ động đầu tư hệ thống hạ tầng đô thị, cách làm này tạo tiền đề hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo cho nhà đầu tư dễ dàng hình dung được bức tranh tương lai của khu du lịch đó, mối quan hệ giữa các dự án trong tương lai và mối quan hệ giữa chúng với môi trường dân cư, đời sống và văn hóa địa phương. Đây là mối quan hệ tương hỗ, giữa các lợi ích song trùng. Kiến trúc sư và Nhà đầu tư thường khai thác triệt để yếu tố bản địa vào dự án của mình. Con người địa phương cũng hoàn thiện dần văn hóa ứng xử của mình. Chắc chắn sẽ hình thành được một khu đô thị du lịch sinh thái bền vững.
Khi đã có một lộ trình hợp lý, và kết quả có tốt thật hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, tầm nhìn của đồ án quy hoạch kiến trúc, đặc biệt là tính nhân văn trong tổ chức không gian kiến trúc ven biển. Trong đó không gian công cộng ven biển là một trong những yếu tố hàng đầu mà các đồ án quy hoạch kiến trúc phải quan tâm. Kể từ sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm cấp phép cho một số dự án ven biển vì quy hoạch kiến trúc không gian đã biến cảnh quan, các bãi tắm trên chiều dài bờ biển trở thành sở hữu riêng của các dự án đó, kể cả người dân địa phương cũng đã mất đi quyền được nhìn thấy biển của quê hương mình. Khách du lịch ở đâu thì biết đó, mặt thoáng ra biển bị bưng bít. Nhiều khu du lịch đã có quy hoạch tuyến đường ven biển, dễ dàng tiếp cận, tầm nhìn ra biển, song phần đất còn lại từ đường ra biển lại bố trí quá dày đặc các nhà hàng dịch vụ sát biển, vô hình chung cũng lại là một sự phản cảm, không kém gì khi không có tuyến đường ven biển. Hiện nay, nhận thức về những bất cập này đã trở thành ý thức trong chỉ đạo công tác quy hoạch kiến trúc của nhiều địa phương, cũng như việc đề xuất ý tưởng của các kiến trúc sư và chủ đầu tư dự án đã được cải thiện nhiều. Bài học về sự sai lầm của nhiều dự án đã được xây dựng trước đây, không dễ dàng có thể khắc phục ngay được.

Kiến trúc ven biển là một loại hình công trình có đặc thù riêng
Kiến trúc ven biển là một loại hình công trình có đặc thù, không giống như các công trình ở trong trung tâm đô thị hoặc các thành phố xa biển, kể cả về hình thức kiến trúc cũng như các chức năng không gian sử dụng và giải pháp kỹ thuật.
Kiến trúc ven biển thường là những đường phố ưu tiên cho phát triển du lịch, nên yêu cầu về thẩm mỹ rất cần được quan tâm. Và đặc biệt là tính bản địa của mỗi vùng miền, là một yêu cầu rất cần thiết cho các ngôi nhà của nơi chốn đó. Có thể nói, nếu kiến trúc được ra đi từ ưu thế và những khác biệt của khung cảnh thiên nhiên, của môi trường khí hậu ven biển, cùng với mục đích sử dụng công trình cho các đối tượng du lịch, nghỉ dưỡng… đã tạo nên một loại hình kiến trúc mà tự nó đã thể hiện được tiếng nói riêng của nó. Đó chính là sắc thái biển, là hồn nơi chốn của kiến trúc.
Xuất phát từ điều kiện tâm lý sử dụng, thường mặt tiền của các công trình kiến trúc ở biển có kiến trúc logia là khoảng đệm giữa không gian bên trong của căn phòng với không gian thiên nhiên bên ngoài, đây là không gian rất thích hợp cho người sử dụng có điều kiện để nghỉ ngơi, thư giãn ngắm biển. Đó là một đặc điểm có thể không cần cho các loại hình công trình tương tự ở những nơi khác. Cũng nhờ có bộ phận kiến trúc logia hay ban công mà các kiến trúc sư có nhiều cơ hội để tạo hình khác nhau cho công trình kiến trúc của mình, vì thế mà kiến trúc ven biển rất đa dạng và sinh động, rất hấp dẫn và có sức quyến rũ.
Một vấn đề đặt ra là, vì sao cần xây cao tầng và cao tầng như thế nào ở các thành phố vùng ven biển. Điều này được quyết định một cách cẩn trọng bởi đồ án quy hoạch chung, tùy theo tiềm năng phát triển và điều kiện tự nhiên riêng của từng khu vực địa phương. Do giá trị cao của quỹ đất trên chiều dài của tuyến đường ven biển, vì vậy quy hoạch cần được phân chia sao cho có cơ hội cho nhiều dự án công trình. Nhà cao tầng sẽ tiết kiệm được nhiều diện tích xây dựng, tăng được diện tích sàn sử dụng. Tạo được những khoảng giãn cách thông thoáng giữa các công trình, tăng được tầm nhìn ra biển cho những công trình ở lớp phía sau. Đã là công trình phục vụ du lịch ở biển thì một trong những yêu cầu quan trọng cho các căn phòng là cần có hướng nhìn ra biển, những căn phòng này bao giờ cũng có giá bán, giá cho thuê cao hơn.
Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc mặt tiền tuyến ven biển nên hạn chế công trình có kích thước che chắn quá lớn theo hướng biển. Cần có giải pháp thu hẹp chiều hướng ra biển, song đồng thời lại có được nhiều phòng có tầm nhìn ra biển. Kinh nghiệm cho thấy giải pháp bố trí quy hoạch các công trình có cạnh dài vuông góc với đường ven biển, sẽ là giải pháp tối ưu để đạt được cả hai mục đích: Một là giảm được chiều ngang choán mặt biển, tăng được khoảng thoáng giữa các công trình, tạo điều kiện tầm nhìn ra biển cho các công trình ở lớp phía trong. Hai là tự thân các công trình bố trí như vậy cũng là giải pháp để có được hướng nhìn ra biển tối đa cho các căn phòng của công trình đó. Đây cũng là giải pháp giúp cho gió được lưu thông, không có diện nhà lớn để cản gió, cũng như không bị áp lực của gió lớn từ biển thổi vào, giúp cho độ an toàn của hệ thống cửa được đảm bảo hơn, nhất là khi có hiện tượng gió giật của bão.
Một trong những vấn đề (cùng với xu hướng hiện đại) mà kiến trúc các nhà cao tầng cần được quan tâm đó là những vấn đề về tiết kiệm năng lượng cho các công trình ven biển này như thế nào. Có thể nói rằng, trong kiến trúc nói chung (không riêng gì các công trình ven biển), ở Việt Nam quan tâm đến vấn đề này mới chỉ ở giai đoạn đầu, giai đoạn nhận thức là chủ yếu. Chưa có nhiều các dự án quan tâm đến tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Rõ ràng, đây là một trào lưu mới của xu hướng kiến trúc thời đại. Đối với các công trình ven biển sẽ có nhiều ưu thế để khai thác tài nguyên tự nhiên như: sức gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt và nhiệt lạnh dưới sâu của nước biển…
Trước hết (chưa nói tới việc áp dụng công nghệ mới), cần khuyến khích các dự án khai thác tốt điều kiện tự nhiên như thông gió tự nhiên, tận hưởng gió mát tự nhiên, giảm thiểu tối đa năng lượng điện lưới đối với hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Việc kiến tạo môi trường tự nhiên cây xanh ngay trong tòa nhà là một hiệu quả đáng kể cho việc tiết kiệm năng lượng. Một trong những mục tiêu đơn giản nhất là giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của trực xạ mặt trời, trong đó việc bố trí hướng nhà hợp lý trên các tuyến ven biển (như đã nói ở trên) đã là một giải pháp rất hiệu quả nhằm tiết kiệm năng lượng. Với các giải pháp thuần túy kiến trúc, với sự quản lý và vận hành tốt tòa nhà đã có thể tiết kiệm được tới 50% công suất tiêu thụ điện thông thường (theo tính toán của GS.TS. Phạm Đức Nguyên).
Đối với công trình kiến trúc cao tầng, bao giờ cũng là kiến trúc có kết cấu kiên cố. Đối với gió bão cũng sẽ không có ảnh hưởng gì đến những bộ phận cơ bản của tòa nhà. Điều còn đáng được quan tâm là hệ thống cửa của tòa nhà, cùng với các chi tiết kiến trúc che chắn khác như lan can logia, các tấm che mưa, che nắng… cần được chú ý để bảo đảm bền vững và an toàn cho tòa nhà. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ và vật liệu xây dựng mới, không khó để lựa chọn được các giải pháp và vật liệu hợp lý, khắc phục được những ảnh hưởng của đặc thù khí hậu biển.
Một trong những vấn đề quan trọng và đáng chú ý hơn cả đối với kiến trúc ven biển là môi trường xâm thực của khí hậu biển. Trong đó, độ bền và tuổi thọ của kết cấu cơ bản tòa nhà lại là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu – cụ thể là kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) của tòa nhà. Ở Việt Nam chúng ta, từ 1960 đến nay, đối với công trình ven biển cũng đều áp dụng theo quy phạm xây dựng thông thường, ít chú ý đến vấn đề chống ăn mòn của kết cấu BTCT, chính vì vậy đã làm giảm tuổi thọ của công trình. Các công trình xây dựng ven biển bằng xi măng thường sẽ bị phá hủy sau 10 đến 30 năm (thậm chí, chất lượng thi công không tốt, chỉ sau 5 đến 7 năm, kết cấu BTCT đã bị phá hủy). Trong khi cấp công trình xác định tới 100 năm.
Độ bền thực tế của kết cấu BTCT phụ thuộc vào mức độ xâm thực của môi trường và chất lượng vật liệu sử dụng, cùng các yếu tố khác như: cường độ bê tông, mác chống thấm, chủng loại xi măng, phụ gia, loại cốt thép, chất lượng thiết kế, thi công, quản lý dự án và sử dụng công trình. Đối với khâu thiết kế, cần phải chú ý quan tâm tới phân vùng môi trường biển đối với vị trí xây dựng cụ thể của công trình kiến trúc đó. Cụ thể các vùng như: vùng ngập nước, vùng ven biển, vùng khí quyển đến 20km và vùng đất nước ngầm bờ biển cách mép nước đến 250m. Trên chiều dài bờ biển Việt Nam, mức độ xâm thực của môi trường biển cũng có những khác nhau, song nhìn chung độ ẩm ở Việt Nam là rất cao, hàm lượng Ion Cl trong không khí khá lớn, dẫn đến việc ăn mòn thép trong bê tông cốt thép (BTCT). Vận tốc gió ở bờ biển Việt Nam thuộc loại trung bình, không lớn, nhưng lại có những đợt gió rất lớn hàng năm (lên tới 140km/h) thổi vào đất liền tới 20~30km.
Hiện nay, ở Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu thành công đáng kể, giúp cho việc chống lại sự ăn mòn của muối sun phát, bảo đảm độ bền, giữ được tuổi thọ của kết cấu công trình. Cụ thể nhà máy X18 (Bộ Quốc phòng) đã sản xuất được loại xi măng chịu mặn cho công trình ven biển, đó là loại xi măng Pooclăng bền sun phát mác cao (PCHS30), sử dụng loại xi măng này, có thể bảo đảm độ bền vĩnh cửu cho công trình. Cần lưu ý, bỏ thói quen thiết kế thông thường, ít nhất phải quan tâm tới việc bổ sung phụ gia bền sun phát cho kết cấu BTCT đối với các công trình này trong vùng môi trường biển.
Tóm lại, môi trường biển Việt Nam xâm thực mạnh hơn môi trường biển nhiều nước trên thế giới, do nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, thời gian ẩm ướt lớn, nồng độ muối Cl cao, môi trường xây dựng dễ bị nước và cốt liệu có nhiễm mặn. Nhà nước cần sớm hoạch định một chiến lược chống ăn mòn và bảo vệ cho kết cấu bê tông và BTCT vùng biển. Đây là một trong những điều kiện tích cực bảo đảm tính bền vững cho các dự án kiến trúc ven biển Việt Nam.

Thiết kế kiến trúc khu nhà ở cao tầng ven biển tại Phú Quốc (Kiên Giang)

Thiết kế kiến trúc khu nhà ở cao tầng ven biển tại Phú Quốc (Kiên Giang)

Đâu là hình ảnh ấn tượng của những thành phố ven biển
Có thể có rất nhiều ấn tượng về kiến trúc ven biển của một địa phương, một thành phố tùy thuộc vào những góc nhìn khác nhau đối với khung cảnh của những công trình kiến trúc đó. Tuy nhiên, thường có 2 loại hình ảnh ấn tượng về nó.
Một là: góc nhìn hẹp với tầm nhìn ngắn. Với những góc nhìn này thì đặc thù về chi tiết, ngôn ngữ kiến trúc rất quan trọng. Đòi hỏi phong cách kiến trúc của từng tác giả công trình, tuy không phải là một song cùng có chung sự khai thác các yếu tố địa phương, có chung sự khai thác vật liệu địa phương và có chung tiếng nói về văn hóa đặc sắc của địa phương… Tất cả những yếu tố này sẽ hội tụ tạo nên hình ảnh ấn tượng riêng cho thành phố ven biển đó. Tuy nhiên, làm thế nào để có được những cái chung nhằm tạo nên ấn tượng, khi mà mỗi tác giả lại có cái “tôi” của mình. Kinh nghiệm cho thấy quyết định sự thành công này là do công tác thiết kế quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị. Việc cấp phép xây dựng cũng không thể dễ dãi, cần có những quy định chung một cách nghiêm ngặt. Trước hết, đồ án quy hoạch cần phải có một ý tưởng tốt về bố cục tạo hình, biết tạo cơ hội tốt cho sáng tạo của những bước thiết kế tiếp theo. Sự thành công ở góc nhìn này, nơi người ta có thể trực tiếp tiếp cận, sống ở trong nó, hít thở cái không khí đời sống của nó. Đó là cái ấn tượng sâu sắc nhất về văn hóa, lối sống của cư dân xứ sở đó, có cả âm thanh và nụ cười. Tất cả những điều này được bao trùm trong những không gian kiến trúc do các kiến trúc sư sáng tạo ra. Tất cả các tiểu kiến trúc đều được bàn tay con người chăm chút, cố ý công phu nhưng lại duyên dáng như vô tình. Đó là những ấn tượng không thể nào quên trong lòng du khách. Trên thực tế ở nước ta, ngoại trừ kiến trúc trong một số khu resort, ở các khu công cộng thì còn vụng về lắm, ý thức đầu tư xây dựng còn tùy tiện, rất kém về thẩm mỹ kiến trúc, làm tổn hại đến văn hóa chung của thành phố du lịch.
Hai là: góc nhìn toàn cảnh với tần nhìn xa. Với những góc nhìn này thì đặc thù về phong cách bố cục nhịp điệu, cấu trúc phông nền của các tổ hợp cao tầng trọng tâm và phân bố, phối hợp một cách có chủ định với phong cảnh thiên nhiên vốn có của nó. Đây có thể nói là một trong những quyết định chuyên môn quan trọng nhất để tạo nên hình ảnh ấn tượng có sức sống quyến rũ nhất về thành phố ven biển đó. Điều này chính là sự thành công của đồ án quy hoạch. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, để có hình ảnh ấn tượng về một thành phố hay chỉ là một khu phố, một tuyến đường, cần phải có một đồ án quy hoạch chủ động. Nghĩa là, một đồ án quy hoạch có tác giả và được duyệt. Không thể chỉ là đồ án quy hoạch với kết quả là các quy định bằng chính sách, các quy định chung chung có tính khống chế về chiều cao tầng nhà, về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất. Đây là loại hình đồ án quy hoạch bị động, vì cách này đã phụ thuộc vào ý đồ xây dựng của các chủ đầu tư, thường họ sẽ thiết kế và xây dựng tối đa theo điều kiện cho phép của chính sách đã quy định. Đây là những kết quả ngẫu nhiên, mà hầu hết hình ảnh các thành phố chúng ta đang là như vậy. Với sự giàu có về tiềm năng của các thành phố ven biển, trong giai đoạn vừa qua tốc độ xây dựng và phát triển cũng khá nhiều, song để nói về hình ảnh ấn tượng về một thành phố ven biển nào đó ở Việt Nam cũng còn hết sức manh mún, cho dù đó là Quảng Ninh, Nha Trang hay Vũng Tàu! Trên thực tế cho thấy, sự thành công ở góc nhìn toàn cảnh của nhiều thành phố ven biển trên thế giới. Cho người ta hình ảnh ấn tượng về sự hùng vĩ, ngợi ca sức sống của thành phố đó, không chỉ là ấn tượng về sự phồn vinh mà còn biểu hiện ý chí và sức sáng tạo không ngừng của con người thành phố, đất nước đó. Đây cũng chính là bản tuyên ngôn quyến rũ và hấp dẫn du khách hãy đến với họ.

Kết luận
Chúng ta tuy là một quốc gia giàu có về thiên nhiên và tài nguyên biển, tiềm năng phát triển kinh tế ven biển là rất lớn. Song không có một tầm nhìn khoa học, một chiến lược quy hoạch bền vững sẽ không tránh khỏi những sai lầm và có những sai lầm không dễ dàng khắc phục. Không thể chỉ vì cái lợi trước mắt mà làm tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai. Tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, chúng tôi đã có dịp làm việc với một số giáo sư, kiến trúc sư Nhật Bản và một sự thật sâu sắc là: Nhật Bản là một quốc gia phát triển, cũng có rất nhiều bờ biển. Song người Nhật cũng phải thừa nhận rằng, trên thực tế họ cũng đã có không ít sai lầm về quy hoạch kiến trúc các dự án ven biển; Sự mất cân đối giữa phát triển các dự án khu công nghiệp biển đã gây khó khăn và tổn hại không nhỏ đến sự phát triển của các dự án du lịch – do đã không tính trước được những ảnh hưởng giữa chúng. Trong giai đoạn vừa qua, người Nhật đã phải tốn khá nhiều công sức và tài chính để khắc phục những hậu quả đó. Kinh nghiệm về quy hoạch phát triển không gian kiến trúc ven biển của Nhật Bản là những bài học thực tế rất cần được các nhà quản lý và chuyên môn của chúng ta học hỏi./.

TS.Kts Nguyễn Tiến Thuận (Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội)


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Novaland: Mua công ty 2.000 tỷ đồng để nắm một phần dự án Sunrise Bay Đà Nẵng

Novaland: Mua công ty 2.000 tỷ đồng để nắm một phần dự án Sunrise Bay Đà Nẵng

15:37 Thêm bình luận

Đại gia bất động sản cho biết việc chi gần 2.000 tỷ đồng để mua Công ty Gia Đức như công bố trước đó là nhằm sở hữu 19% cổ phần tại dự án The Sunrise Bay Đà Nẵng.

Lý giải về việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp trị giá 1.939 tỷ đồng vốn điều lệ tại Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức được công bố cuối tuần trước, đại diện Tập đoàn No Va (Novaland) cho biết đây là một phần trong định hướng tiếp tục tăng thêm quỹ đất của đơn vị.

Trước đó, Công ty Gia Đức đang sở hữu vốn góp tương đương với 19% trong dự án The Sunrise Bay Đà Nẵng (tên pháp lý là Khu đô thị quốc tế mới Đa Phước). Mục tiêu của việc mua vốn góp Công ty Gia Đức là tiền đề để Novaland gia tăng sở hữu tại dự án The Sunrise Bay. Đây là dự án có quy mô 181ha tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, hiện do Công ty TNHH The Sunrise Bay (tiền thân là Công ty TNHH Daewon Cantavil) làm chủ đầu tư.

Trao đổi với VnExpress, đại diện tập đoàn này cho biết trước đây, Novaland chỉ đóng vai trò phát triển dự án. Tuy nhiên, với vai trò đó, Tập đoàn đã tham gia trực tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, quản lý việc xây dựng, phát triển và vận hành dự án The Sunrise Bay, bao gồm nhưng không giới hạn từ khâu hoạch định đầu tư, tiến hành các thủ tục pháp lý, quản lý chất lượng thi công công trình của các nhà thầu cho đến giai đoạn hoàn tất dự án…

Dự án The Sunrise Bay được UBND TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư từ cuối năm 2007. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, đây là dự án được phát triển giống mô hình của Marina Bay Sands (Singapore), gồm khu nhà phức hợp nhà phố – biệt thự biển – thương mại – khách sạn & dịch vụ giải trí…

Dự án từng phải tạm dừng thi công một thời gian ngắn khi cơ quan chức năng thành phố cho rằng chủ đầu tư dù có giấy phép thi công hạ tầng, nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên vài ngày trước, theo công văn từ Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, dự án đã được thi công trở lại ở hạng mục bờ kè lấn biển và san lấp.

Ngọc Tuyên/Theo Vnexpress.net


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
2 điểm nhấn của dự án căn hộ Eco Green Tower

2 điểm nhấn của dự án căn hộ Eco Green Tower

15:37 Thêm bình luận

Với vị trí trung tâm, không gian sống xanh và hệ thống tiện ích hoàn thiện… Eco Green Tower mang đến cho cư dân những căn hộ hiện đại, tiện nghi.

Theo đại diện chủ đầu tư dự án, cơ sở hạ tầng tại nhiều khu nhà ở, đô thị cũ không đáp ứng kịp với nhu cầu sinh hoạt của cư dân thành thị. Bởi vậy, nhiều người mong muốn thay đổi không gian sống mới, tìm đến các khu vực có nhiều không gian sống xanh, đa dạng tiện ích mà vẫn thuận tiện cho sinh hoạt, đi lại.

Nằm ở trung tâm quận Hoàng Mai, dự án Eco Green Tower sở hữu không gian sống xanh cùng hệ thống tiện ích hiện đại, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Vị trí đắc địa

Eco Green Tower nằm tại số 1 Giáp Nhị, ngay đầu đường Trương Định đoạn giao cắt đường Giải phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Khu vực này có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với hàng loạt cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông… được đầu tư xây dựng bài bản. Trong đó có đường vành đai 2,5 (Đầm Hồng – Giáp Bát – Lĩnh Nam); Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên; Nguyễn Tam Trinh – đường vành đai 3; tuyến nối từ phường Yên Sở qua phường Vĩnh Hưng tới phường Thanh Trì hay tuyến đường cao tốc trên cao kết nối Thủ đô với các tỉnh và vùng lân cận.

eco-green-tower

Tổng quan dự án Eco Green Tower.

Từ dự án, cư dân Eco Green Tower có thể dễ dàng di chuyển tới khu vực nội đô hay về các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương… thông qua các tuyến giao thông huyết mạch như đường Giải Phóng, đường Trương Định, đường vành đai 3, hệ thống đường cao tốc trên cao.

Cư dân còn thừa hưởng những tiện ích có sẵn như các trường đại học, bến xe, siêu thị, chợ dân sinh, bệnh viện lớn… Dự án nằm kiền kề với nhiều khu đô thị hiện hữu như Linh Đàm, Gamuda Gardens, Định Công hay hệ thống hồ điều hòa của phía Nam như Linh Đàm, Công viên Yên Sở…

Thiết kế hiện đại, đa dạng tiện ích

Eco Green Tower gồm tòa nhà cao 28 tầng, một tầng hầm và khối đế 7 tầng với 2 tầng tiện ích dành riêng cho cư dân như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà trẻ, quán cà phê, phòng tập gym và spa, đường dạo bộ nội khu… Ngoài ra, 2 tầng văn phòng và 3 tầng nổi đỗ ôtô sẽ đảm bảo cư dân có đủ chỗ đỗ xe.

eco-green-tower-1

Hệ thống tiện ích hiện đại trong dự án Eco Green Tower.

Nhằm mang đến cho cư dân không gian sống tiện nghi, chất lượng, chủ đầu tư và các đối tác dành nhiều tâm huyết thiết kế, xây dựng hạ tầng, trang trí và lựa chọn vật liệu xây dựng… Dự án sử dụng các thiết bị, vật liệu xây dựng từ những thương hiệu nổi tiếng như thang máy Mitsubishi (Nhật), sơn ICI, gạch sàn Ceramic Viglacera, thiết bị vệ sinh Inax, hệ thống đèn chiếu sáng Rạng Đông…

Các căn hộ dự án diện tích đa dạng từ 81 đến 109 m2 với 2-3 phòng ngủ. Tất cả căn hộ đều có ban công, cửa sổ rộng nhằm tạo nguồn ánh sáng và khí tự nhiên đến từng phòng chức năng.

eco-green-tower-2

Liên hệ: Hệ thống Siêu thị dự án Bất động sản STDA. Địa chỉ:137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline:0989555899. Website: ecogreentower.net. CSKH: 19006088.

Eco Green Tower được đầu tư xây dựng bởi Tổng công ty Cổ phần Sông Đà 1.01, Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt (Bao Viet Invest) và UDIC thi công. Dự án được phân phối bởi Hệ thống Siêu thị dự án Bất động sản STDA (thành viên trực thuộc CENLAND).

Huệ Chi/Theo Vnexpress.net


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng 500 ‘thành phố thông minh’ trong năm 2017

Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng 500 ‘thành phố thông minh’ trong năm 2017

14:57 Thêm bình luận
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng 500 “thành phố thông minh” trong năm 2017. Hiện có 290 thành phố đã khởi xướng các dự án thí điểm và hơn 300 thành phố đã ký thỏa thuận xây dựng thành phố thông minh với các công ty công nghệ thông tin (IT).

Trung Quoc dat muc tieu xay dung 500 'thanh pho thong minh' trong nam 2017 - Anh 1

Tính đến cuối tháng 3, hơn 500 thành phố, trong đó gồm 95% thủ phủ của tỉnh và 83% các thành phố cấp tỉnh, đã đề xuất chuyển dịch mô hình thành các thành phố thông minh. Do hoạt động xây dựng các thành phố thông minh tăng tốc nên quy mô của các thị trường liên quan dự kiến sẽ đạt 100 tỷ Nhân dân tệ (gần 15 tỷ USD). Con số này lên tới 1.000 tỷ Nhân dân tệ (150 tỷ USD) khi các ngành công nghiệp tham gia.

Hiện tuyến đường cao tốc Thượng Hải-Hàng Châu- Ninh Ba đã trở thành “đường cao tốc Internet” đầu tiên của Trung Quốc, dựa trên sự hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động Alipay và Ngân hàng Quảng Phát Trung Quốc (CGB). Với hơn 40.000 phương tiện lưu thông trên đường cao tốc này mỗi ngày, lái xe sẽ phải mất nhiều thời gian khi chi trả lệ phí cầu đường. Thông qua các ứng dụng ở thành phố thông minh như thanh toán qua điện thoại di động, thời gian tiêu tốn vào việc chi trả lệ phí cầu đường đã giảm đáng kể.

Một lợi ích khác của các thành phố thông minh có thể chứng kiến trong các bệnh viện. Theo ông Thái Tú Quân, Viện trưởng Bệnh viện Thiệu Dật Phu thuộc Viện Y học của Đại học Chiết Giang, bệnh nhân có thể sớm hoàn thành các thủ tục đăng ký ban đầu qua điện thoại di động, giảm bớt thời gian chờ đợi ở bệnh viện.

Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Ổ Hạ Thuyên khẳng định các ứng dụng của các thành phố thông minh này sẽ gia tăng nhanh chóng. Theo ông, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xây dựng các thành phố thông minh và điều này sẽ thúc đẩy dây chuyền ngành IT.

TTXVN/Tin Tức


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam