Luật Quy hoạch: Vì lợi ích quốc gia

Luật Quy hoạch: Vì lợi ích quốc gia

16:21 Thêm bình luận
Quốc hội  còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch. Việc dành nhiều thời gian hơn so với các dự luật thuộc chương trình xem xét, thông qua của QH, đã phần nào cho thấy tính chất phức tạp của dự luật này.

Hiếm có dự luật nào mà tranh luận, thậm chí là gay gắt giữa các cơ quan của Chính phủ lại dai dẳng như đối với dự án Luật này. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho biết, kể từ sau khi trình QH cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Ủy ban Kinh tế, cơ quan chủ trì thẩm tra đã phải tổ chức làm việc riêng với 8 bộ còn ý kiến khác nhau; chủ trì đối thoại liên bộ giữa cơ quan soạn thảo với các bộ hữu quan; làm việc riêng giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; tổ chức các cuộc hội thảo tại 3 miền lấy ý kiến của các Đoàn ĐBQH và các chuyên gia; gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, lấy ý kiến tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách…

Nguồn: ITN

Vất vả và kỳ công như vậy, nhưng cho ý kiến lần cuối trước khi trình dự thảo Luật ra QH tại Phiên họp thứ Chín, các Ủy viên UBTVQH vẫn chưa thể yên tâm. Bởi ngay tại Phiên họp này, người đứng đầu Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa thống nhất quan điểm về những nội dung cơ bản của dự luật như: Khái niệm và phương pháp tích hợp quy hoạch; có tích hợp được quy hoạch xây dựng vào quy hoạch tổng thể quốc gia hay không; có nhân lực để thực hiện việc tích hợp không; có đủ thời gian sửa đổi, bổ sung tới mấy chục đạo luật liên quan để bảo đảm Luật Quy hoạch có hiệu lực vào năm 2019 hay không?…

Vì thế, để cân bằng giữa các luồng quan điểm, tìm ra hướng đi khả dĩ cho đạo luật được đánh giá là quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của quốc gia nhưng cũng dẫn đến va chạm và xung đột lợi ích bậc nhất giữa các bộ, ngành, địa phương… cơ quan tiếp thu, chỉnh lý đã phải xử lý theo hướng vừa là luật khung vừa là luật nội dung.

Công tác quy hoạch đang được thực hiện bằng phương pháp cũ kỹ, lạc hậu kiểu chia bánh, giành phần khiến cho các quy hoạch bị phân tán, xé lẻ hoặc triệt tiêu động lực phát triển của nhau là hiện thực bức xúc và xót xa mà ở ngành nào, địa phương nào cũng có thể dễ dàng nhìn thấy. Trả lời Báo Đại biểu Nhân dân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng chỉ rõ: “Quy hoạch tích hợp là việc rất khó khăn nhưng không làm ngay từ bây giờ thì sẽ không bao giờ bắt đầu được và đất nước sẽ mất đi những cơ hội phát triển; quy hoạch tích hợp không chỉ cần mà phải làm ngay”. Nhưng tính toán của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra rằng, để xử lý được câu chuyện tích hợp quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể như dự thảo Luật Quy hoạch thì phải mất ít nhất là 7 đến 8 năm. Hơn nữa, sẽ phải bãi bỏ hoặc điều chỉnh một số lượng rất lớn các quy hoạch xây dựng đã và đang được thực hiện, có thể dẫn đến sự lúng túng, mất rất nhiều công sức, nguồn lực, thời gian và có thể tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Bộ trưởng Bộ Xây dựng lưu ý, đổi mới nhưng nếu mơ hồ thì hệ quả sẽ rất nặng nề.

Đến thời điểm này, câu trả lời thỏa đáng, thuyết phục cho các vấn đề cơ bản nêu trên của dự thảo Luật Quy hoạch có lẽ vẫn còn phải chờ ở sự tranh luận của các ĐBQH và sự giải trình từ phía các cơ quan liên quan trong Phiên họp toàn thể sáng nay.

Ngay cả trong trường hợp dự thảo Luật có thể thuyết phục được đa số ĐBQH thì còn có một câu chuyện khác cũng phải được xem xét ngay tại Kỳ họp này, không thể chậm trễ hơn. Đó là việc sửa đổi, bổ sung 32 đạo luật liên quan đến Luật Quy hoạch. Dù quyết tâm “phải làm ngay” nhưng dự kiến Chương trình lập pháp 2018 đã không đề cập đến việc sửa đổi bất cứ nội dung nào trong danh sách 32 đạo luật này. Điều này đã khiến nhiều ĐBQH ngạc nhiên và cả e ngại. Vì thế, tại Phiên họp Tổ chiều 23.5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã phải kiến nghị trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nếu quyết tâm thông qua dự thảo Luật tại Kỳ họp này để có thể triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể từ năm 2020 như dự kiến thì Chính phủ phải sớm báo cáo QH về kế hoạch sửa đổi các đạo luật liên quan. Ông Tùng cũng khuyến nghị, phải đặt quyết tâm chính trị ở mức cao nhất thì mới có thể hoàn thành được khối lượng công việc rất lớn này.

Chúng ta có tham vọng và duy ý chí hay không nếu muốn giải quyết tất cả những “khuyết tật” của công tác quy hoạch hiện nay chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài, ba năm? Nếu không đủ tham vọng, không đủ ý chí, liệu chúng ta có thể xóa bỏ được thói quen cũ không hiệu quả để tạo đà và khai thông cho sự phát triển của đất nước? Sự đổi mới, nếu có vết dấu của sự nôn nóng hay mơ hồ liệu có đem lại thành công như kỳ vọng?

Sứ mệnh kiến tạo sự phát triển quốc gia của Luật Quy hoạch chỉ có thể đạt được khi từng điều khoản của dự luật này được xem xét bằng cái “đầu lạnh”, trên cơ sở chia sẻ và thấu hiểu quan điểm của các bên. Đồng thời, phải tạo lập một “không gian” pháp lý đồng bộ, thống nhất để bảo đảm tính khả thi của Luật. Điều quan trọng là, phải “gạt” đi những cấn cá về lợi ích cá nhân, lợi ích bộ, ngành, địa phương để thực sự nghĩ cho lợi ích của quốc gia.

Bạch Long/Theo Đại biểu nhân dân

Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Dấu ấn Bồn inox Trường Tuyền những năm 90

Dấu ấn Bồn inox Trường Tuyền những năm 90

16:11 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Ra mắt thị trường từ năm 1992, tính đến nay, khó có một thương hiệu bồn nước inox nào soán ngôi “lão làng” của Trường Tuyền. Hơn 20 năm “ngự trị” trên các nóc nhà của người dân nói chung, người Sài Gòn nói riêng phần nào cho thấy sức bền “đi cùng năm tháng” của bồn nước inox Trường Tuyền.

Từ một sản phẩm thông dụng…

Có mặt trên thị trường từ năm 1992, trước nhu cầu trữ nước sạch để dùng khi mùa nắng nóng kéo dài ở Sài Gòn rất lớn, bồn inox Trường Tuyền của Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Trường Tuyền nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Đây cũng là thương hiệu bồn nước inox “made in Vietnam” có mặt sớm nhất trên thị trường, đặt nền móng cho những tên tuổi khác phát triển sau này.

Nhắc đến bồn inox Trường Tuyền ngày đó, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chiếc bồn sáng bóng với logo “TN” và dòng chữ Trường Tuyền màu đỏ hiên ngang trên các nóc nhà.

Nhắc đến bồn inox Trường Tuyền ngày đó, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chiếc bồn sáng bóng với logo “TN” và dòng chữ Trường Tuyền màu đỏ hiên ngang trên các nóc nhà.

Trên cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Đài Loan, bồn inox Trường Tuyền đã có những cải tiến vượt bậc về công nghệ, kiểu dáng, tính thẩm mỹ…. Bồn inox Trường Tuyền được sản xuất từ thép không gỉ SUS 304 siêu bền với hàm lượng Crom và Niken cao giúp chống được sự ăn mòn của nước, tăng độ cứng, bền vững; hàm lượng Silic, Carbon thấp có khả năng loại bỏ độc tố của nước chứa trong bồn.

Đặc biệt, bồn inox Trường Tuyền có cấu tạo trụ đứng hoặc ngang, đường kính lớn với hệ thống lốc gân dày làm tăng độ cứng vững và tăng khả năng chịu được áp suất và áp lực của nước chứa trong bồn.

Với ưu điểm vượt trội về chất lượng, kiểu dáng thiết kế, những năm sau đó, bồn nước inox Trường Tuyền gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường và có mặt trong hầu hết các gia đình ở miền Nam lúc bấy giờ và trở thành một phần trong ký ức của người dân trong thập niên 90.

Bồn inox Trường Tuyền đời đầu tiên trên nóc một chiếc container đã 25 năm vẫn bền bỉ, sáng bóng

Bồn inox Trường Tuyền đời đầu tiên trên nóc một chiếc container đã 25 năm vẫn bền bỉ, sáng bóng

Đến biểu tượng của sự thịnh vượng

Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng được hoàn chỉnh, đạt chất lượng cao về mọi mặt, đảm bảo giá thành phù hợp… Trường Tuyền đã mạnh dạn đầu tư kinh phí vào việc nhập khẩu máy móc tiên tiến, hiện đại, đảm bảo bồn inox sản xuất ra có kiểu dáng sang trọng, khỏe khắn, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trên cả nước.

Vượt qua không ít khó khăn, thách thức, Trường Tuyền đã chứng tỏ bản lĩnh của người dẫn dắt thị trường khi liên tiếp nhận được giải thưởng danh giá từ người tiêu dùng như: Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền do người tiêu dùng bình chọn; 21 huy chương Vàng tại các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế; Đặc biệt, sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế của tổ chức Chứng nhận TUV CERT thuộc RWTUV Systems GmbH (Đức) cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Bồn inox Trường Tuyền khiến người ta nhắc nhớ về một thương hiệu nổi tiếng một thời

Bồn inox Trường Tuyền khiến người ta nhắc nhớ về một thương hiệu nổi tiếng một thời

Sau hơn 20 năm, bồn nước inox Trường Tuyền vẫn đồng hành trong nhiều ngôi nhà Việt nhưng không còn ở vị trí số 1 trong lòng người tiêu dùng. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính hùng hậu và nhiều kinh nghiệm đã khiến thị phần của Trường Tuyền bị thu hẹp. Nhưng, không ai phủ nhận rằng, bồn nước inox Trường Tuyền là sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên thị trường và đã có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân, chứng kiến bao cuộc thay da đổi thịt của đất nước…

Tường Vi

 

 


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Kohler chính thức ra mắt Extol – Bộ tủ kệ bếp phong cách Vương quốc Anh

Kohler chính thức ra mắt Extol – Bộ tủ kệ bếp phong cách Vương quốc Anh

16:11 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Kohler – KOHLER, thương hiệu dẫn đầu thế giới về sản xuất thiết bị phòng tắm & bếp từ Mỹ – tiếp tục giới thiệu đến khách hàng Việt Nam bộ tủ kệ bếp Extol, một thiết kế thanh lịch mang đậm phong cách Vương Quốc Anh.

18818215_1200061943456126_886782159_o

Là một phần của Châu Âu, Vương Quốc Anh vừa sở hữu những đặc trưng về văn hóa và nghệ thuật đầy quyến rũ của lục địa này, vừa tự kiến tạo cho mình những bản sắc riêng: tự nhiên, thanh lịch, sâu sắc và cao quý.

Cảm hứng sáng tác của Extol được khởi nguồn từ những ô cửa sổ vuông quen thuộc, hình ảnh mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi trong thành phố Luân Đôn, từ những công trình uy nghiêm cổ kính, đến những buồng điện thoại giản dị trên đường phố.

18818291_1200061236789530_211930948_o

Từ hình ảnh này, cùng với nhiều tâm huyết và sáng tạo, nhà thiết kế đã khéo léo kết hợp nét đặc trưng của các công trình cổ điển thời nữ hoàng Victoria cùng với sự độc đáo trong phong cách tối giản của Mỹ, để tạo nên một thiết kế Extol hoàn chỉnh về thẩm mỹ, vượt trội về chất lượng.

  • Chất liệu MDF chống ẩm, dày 18mm, vật liệu đạt chuẩn E1, tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho người sử dụng.
  • Chất liệu sơn PU cao cấp với độ bóng đạt đến 92% và tính năng chống ố vàng dưới tác động của môi trường tự nhiên.
  • Công nghệ sơn khép kín, đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức độ cao nhất.
  • Đồng nhất bề mặt hoàn thiện và màu sắc trên tất cả các chi tiết của bộ tủ kệ.
  • Các kệ kính hoàn toàn bằng kính 8mm cường lực, được mài vát cạnh tinh xảo, vừa đảm bảo an toàn vừa đạt tính thẩm mỹ cao.

Thiết kế Extol là sự kết hợp giữa thời trang hiện đại và thiết kế cổ điển trên tinh thần tôn trọng và bảo lưu nét đẹp truyền thống. Với bộ thiết kế này, Kohler muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt của một không gian bếp mà ở đó, mỗi khoảnh khắc đều là những giây phút thăng hoa của tình yêu và một mái ấm hạnh phúc.

Sản phẩm hiện đang được trưng bày tại Showroom Kohler 147 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.  Để biết thông tin sản phẩm, vui lòng liên hệ: (08) 3744 4399/ (04) 6282 2846 hoặc truy cập vào trang web Kohlervn.com.

PV

 

 

 

 

 

 

 

 


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Dự án luật quy hoạch: Tiến bộ nhưng cần khả thi

Dự án luật quy hoạch: Tiến bộ nhưng cần khả thi

15:51 Thêm bình luận
Trong tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 3, QH đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 3 trên tổng số 13 dự án luật trình xem xét, thông qua tại Kỳ họp này. Đây đều là những dự án luật lớn, khó, thậm chí lần đầu tiên được xây dựng. Ghi nhận sự công phu, trách nhiệm, cẩn trọng của cơ quan soạn thảo, nhất là trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, song dường như “không hẹn mà gặp”, điều khiến nhiều ĐBQH băn khoăn, lo ngại với cả 3 dự luật này đều liên quan đến tính khả thi.

Hầu như không có điều, khoản nào cụ thể

Ba dự luật trình QH xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong tuần làm việc đầu tiên, gồm: Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; và dự án Luật Quy hoạch. Xét về sự cần thiết, hầu hết các ĐBQH đều khẳng định QH  cần khẩn trương xem xét thông qua 3 đạo luật. Song sự băn khoăn, lo ngại xuất hiện khi đi vào nội dung cụ thể của từng điều luật.

Với dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều ĐBQH thẳng thắn, về mục tiêu đặt ra là cần có một đạo luật để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vẻ chúng ta “sắp sửa hoàn thành”. Theo đúng chương trình, dự án Luật sẽ được QH xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp này. Nhưng để Luật này đi vào cuộc sống và thực sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì e rằng chưa đạt được. Bởi lẽ, các quy định trong bản dự thảo trình QH đầu tuần qua (36 điều thể hiện trong 16 trang A4), còn quá chung chung, và “hầu như không có điều, khoản nào cụ thể”. “Đành rằng Luật mang tính nguyên tắc, sẽ được tiếp tục triển khai bằng các luật chuyên ngành, các nghị định nhưng nếu quả thực như vậy thì có cần thiết ban hành luật không, hay sẽ lồng ghép khi sửa các luật về thuế, hoặc chỉnh sửa các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ?” – câu hỏi của ĐBQH Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ).

ĐBQH Ma Thị Thúy phát biểu tại hội trường Ảnh: Quang Khánh

Để hỗ trợ doanh nghiệp, điều quan trọng nhất chính là thể chế và nguồn lực. Tuy nhiên, theo dự thảo luật, thì cả hai vấn đề được xác định là “quan trọng nhất” này đều trong trạng thái “chờ” Chính phủ hướng dẫn, hoặc “chờ” sửa các luật về thuế. Chính vì quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, nên kể cả khi Luật này đã ban hành ra, thì các thông tư, nghị định hiện hành có liên quan “buộc” phải sửa đổi theo thì các điều luật mới có thể thực hiện được (?). Rõ ràng, việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, ai cũng nhìn ra, nhưng vấn đề là hỗ trợ như thế nào để bảo đảm hiệu quả, khả thi là điều cần được cân nhắc, tính toán và lượng hóa cụ thể hơn.

2 năm hoàn thành trên 100 quy hoạch?

Cũng liên quan đến tính khả thi, nhưng với dự thảo Luật Quy hoạch, hầu hết băn khoăn của ĐBQH “đổ dồn” vào vấn đề hiệu lực thi hành.

Theo báo cáo của các cơ quan hữu quan được phân công, qua rà soát, có 32 luật cần sửa đổi, bổ sung các điều liên quan đến quy hoạch để phù hợp với dự án Luật Quy hoạch (quy định tại Phụ lục 2 của dự thảo Luật). Để bảo đảm tính khả thi, UBTVQH đã tiếp thu, chỉnh lý Khoản 1, Điều 69 của dự thảo Luật theo hướng Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2019. Đồng thời, các phương án xử lý đối với từng loại quy hoạch được quy định tại Điều 68. Cụ thể, trong Khoản 2, Điều 68, đến ngày 31.12.2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng các quy hoạch theo hệ thống quy hoạch quốc gia. Nhưng vấn đề ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) băn khoăn là, theo Điểm c, Khoản 1, Điều 68, thì có rất nhiều quy hoạch không được tích hợp và sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1.1.2019. Điều này đồng nghĩa, trong khoảng thời gian 2 năm (từ 1.1.2019 – 31.12.2020), việc quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực sẽ không có quy hoạch. Cũng theo ĐB Nguyễn Văn Hiển, “trong khoảng thời gian 2 năm để hoàn thành trên 100 quy hoạch, bao gồm quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, chưa kể đến quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, là rất khó khả thi”.

Xây dựng pháp luật chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt, với những dự luật đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên ngành sâu, thì độ khó càng tăng. Thậm chí, chỉ cần dịch chuyển một “dấu phẩy”, hoặc “thêm – bớt” một từ thôi, rất có thể điều luật đã mang một giá trị pháp lý khác. Do đó, trong quá trình thảo luận, việc có ý kiến khác nhau, thậm chí tranh luận quyết liệt giữa ĐBQH với ĐBQH, hay ĐBQH với cơ quan soạn thảo là lẽ thường tình. Dù đứng ở góc độ nào, thì những ý kiến mang tính phản biện ấy đều cần được nghiêm túc xem xét, tiếp thu, bổ sung trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật. Và dẫu phương án nào được ĐBQH biểu quyết lựa chọn thì yêu cầu về tính khả thi có lẽ vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Vì đây là một trong những điều kiện tiên quyết để một đạo luật sau khi ban hành đi vào được cuộc sống.

Trong tuần làm việc này, QH sẽ tiếp tục cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của 7 dự án luật.

Anh Phương/Theo Đại biểu nhân dân

Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Dự án Luật Quy hoạch: Còn băn khoăn về tính khả thi

Dự án Luật Quy hoạch: Còn băn khoăn về tính khả thi

15:46 Thêm bình luận

Trong  kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch.

Còn băn khoăn về tính khả thi

Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quy hoạch, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và sắp xếp lại bố cục dự thảo Luật theo hướng hợp lý hơn, gồm 6 Chương và 69 Điều.

 Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quy hoạch.Nguồn: quochoi.vn


Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quy hoạch.Nguồn: quochoi.vn

Ngoài ra, để bảo đảm kịp tiến độ chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phương cho giai đoạn 2021 – 2030, UBTVQH đề xuất QH ban hành một Nghị quyết riêng để yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương được tiến hành các bước chuẩn bị cho công tác quy hoạch theo quy định và chỉ được phê duyệt các quy hoạch phù hợp với quy định của Luật này trong thời gian Luật Quy hoạch chưa có hiệu lực.Liên quan đến các quy định chuyển tiếp quy hoạch và xử lý các quy định hiện hành về quy hoạch, hiệu lực thi hành của Luật – nội dung mà nhiều ĐBQH còn băn khoăn, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh nêu rõ, theo báo cáo của các cơ quan hữu quan được phân công qua rà soát, có 32 Luật cần sửa đổi, bổ sung các điều liên quan đến quy hoạch để phù hợp với dự án Luật Quy hoạch. Để bảo đảm tính khả thi, UBTVQH tiếp thu, chỉnh lý khoản 1, Điều 69 theo hướng Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực từ ngày 1. 1.2019; đồng thời, các phương án xử lý đối với từng loại quy hoạch được quy định tại Điều 68. Cụ thể, đối với quy hoạch được quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, Điều 5 của Luật Quy hoạch thì thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch; trường hợp nội dung của quy hoạch đó không phù hợp với quy định của Luật này thì phải điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Đối với quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch quy định tại Điều 5 của Luật Quy hoạch thì được thực hiện đến hết ngày 31.12.2020…

Toàn cảnh Ngày làm việc thứ 5 Kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIVẢnh: Quang Khánh

Toàn cảnh Ngày làm việc thứ 5 Kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIV Ảnh: Quang Khánh

Các ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng), Trần Thị Dung (Điện Biên), Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam), Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng)… còn băn khoăn về tính khả thi của các quy định chuyển tiếp quy hoạch và xử lý các quy định hiện hành về quy hoạch quy định trong dự thảo Luật.Đánh giá cao nội dung được chỉnh lý, tiếp thu của dự thảo Luật, nhiều ĐBQH cho rằng dự thảo Luật Quy hoạch trình QH lần này đã được soạn thảo công phu, tiếp thu nhiều ý kiến của ĐBQH. Các ý kiến đóng góp của ĐBQH tập trung thảo luận về: Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch và nguyên tắc lập quy hoạch; mối quan hệ giữa các loại quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và thẩm quyền lập, thẩm định, quyết định việc phê duyệt quy hoạch; việc tích hợp quy trình phối hợp lập quy hoạch, nội dung quy hoạch và lấy ý kiến về quy hoạch; quy hoạch xây dựng; các quy định chuyển tiếp quy hoạch và xử lý các quy định hiện hành về quy hoạch, hiệu lực thi hành của Luật.

ĐBQH Nguyễn Văn Hiển phát biểu tại hội trườngNguồn: quochoi.vn

ĐBQH Nguyễn Văn Hiển phát biểu tại hội trường Nguồn: quochoi.vn

Cũng từ góc nhìn về tính khả thi, băn khoăn của ĐB Trần Thị Dung tập trung vào Điều 69 về hiệu lực thi hành. Khoản 2, Điều 69, dự thảo Luật quy định: “Chính phủ trình QH sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch trong các luật thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 2 của Luật này, bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch và có hiệu lực chậm nhất từ ngày 1.1.2019″. Phụ lục 2 của dự thảo Luật đã liệt kê các điều luật cần sửa đổi của 32 luật hiện hành.Về điều khoản chuyển tiếp, theo ĐB Nguyễn Văn Hiển, nếu được thông qua, dự thảo Luật sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1.1.2019, tuy nhiên, cũng theo quy định của dự thảo Luật (Khoản 2, Điều 68), đến ngày 31.12.2020, chúng ta mới hoàn thành việc xây dựng các quy hoạch theo hệ thống quy hoạch quốc gia. Trong khi đó, theo Điểm c, Khoản 1, Điều 68, có rất nhiều quy hoạch không được tích hợp và sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1.1.2019. Vậy, trong khoảng thời gian 2 năm, từ 1.1.2019 đến 31.12.2020, thì việc quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực sẽ không có quy hoạch. Mặt khác, “trong khoảng thời gian 2 năm để hoàn thành trên 100 quy hoạch, bao gồm quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, chưa kể đến quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, là rất khó khả thi”, ĐB Nguyễn Văn Hiển thẳng thắn.

Theo Khoản 2, Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản phần chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực”. Cho rằng, danh mục các quy định về quy hoạch cần sửa đổi chỉ liệt kê chung về các điều cần sửa đổi có thể chưa đầy đủ, ĐB Trần Thị Dung đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát lại. Theo đó, nếu không phải sửa đổi toàn diện cả điều mà chỉ phải sửa đổi các điểm, khoản cụ thể thì phải liệt kê chi tiết, tránh trường hợp “không thuộc phạm vi sửa nhưng vẫn sửa”.

Số lượng phải sửa chỉ dừng ở 32 Luật?

Liên quan đến số lượng các luật cần sửa đổi, Cơ quan trình đưa ra danh mục 32 luật. Tuy nhiên, một số ĐBQH cho rằng, số lượng không chỉ dừng ở 32 Luật như Chính phủ trình mà số lượng Luật cần sửa đổi, bổ sung còn tăng hơn nữa. Qua nghiên cứu, con số có thể phải vượt trên 50 Luật có liên quan cần sửa.

Vậy câu hỏi mà ĐBQH đặt ra là: Với thời gian có hiệu lực của Luật Quy hoạch là ngày 1.1.2019 và trong giai đoạn này chúng ta quyết định sửa đổi 32 Luật (hoặc nhiều hơn nữa), đến khi sửa đổi xong 32 Luật (hoặc nhiều hơn nữa), thì liệu Luật Quy hoạch có còn phù hợp với những Luật sửa đổi này không? Lúc đó, chúng ta có quay trở lại sửa Luật Quy hoạch không?Đáng lưu ý hơn, trong hồ sơ dự án Luật Quy hoạch trình QH xem xét thông qua không đề cập đến việc dự kiến sửa đổi, bổ sung nội dung của 32 Luật theo danh mục như thế nào. Để bảo đảm 32 Luật này được sửa đổi và có hiệu lực chậm nhất từ ngày 1.1.2019, thì việc sửa đổi, bổ sung và trình QH xem xét thông qua phải trong năm 2017 và 2018. Tuy nhiên, trong Tờ trình của Chính phủ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 trình QH tại kỳ họp này, Chính phủ cũng chưa đề cập, hay đề xuất thời điểm cụ thể để sửa 32 Luật này.

Tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về tính khả thi trong việc sửa 32 Luật, sau nhiều lần báo cáo, tiếp thu và tính toán, Chính phủ dự kiến sẽ trình QH sửa hai luật. Một luật là sửa các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh có nội dung quy hoạch; và luật này dự kiến sẽ trình QH vào tháng 6 này. “Chính phủ đã có văn bản báo cáo với QH”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Với các Luật còn lại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, nếu chưa được sửa sẽ gom trong một luật để sửa các luật có những điều khoản liên quan đến quy hoạch mới. “Chúng ta nói là có 32 Luật nghe thì rất nhiều, nhưng thực chất có nhiều luật chỉ sửa một điều, có luật sửa 2 điều, có luật sửa 3 điều, có 4 luật liên quan đến sửa nhiều điều là Luật Xây dựng, Luật Đất đai…”. Tuy nhiên, qua ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, sẽ nghiêm túc rà soát lại xem ngoài 32 Luật đã báo cáo thì còn Luật nào có điều khoản liên quan phải sửa đổi nữa không…

Anh Phương/Theo Đại biểu nhân dân


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Phối hợp – Tương tác – Lồng ghép – Tích hợp trong quy hoạch

Phối hợp – Tương tác – Lồng ghép – Tích hợp trong quy hoạch

14:56 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Hiện nay, dự thảo Luật Quy hoạch đang trình Quốc hội xin thông qua được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều chuyên gia và các nhà khoa học, song trong đó có những ý kiến khác nhau nhất là về hệ thống quy hoạch quốc gia và yêu cầu tích hợp trong quy hoạch. Để làm rõ vấn đề này, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có buổi trao đổi với TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Phát triển quy hoạch đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở QHKT Hà Nội.

Khu đô thị mới Royal City (Thanh Xuân, Hà Nội)

Khu đô thị mới Royal City (Thanh Xuân, Hà Nội)

PV: Là nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, ông đánh giá thế nào về sự cần thiết của Luật QH?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: QH nói chung và quy hoạch xây dựng nói riêng trong những năm qua đã có đóng góp đáng kể, đã xác lập ngày càng rõ về vai trò và vị thế trong phát triển KT – XH của đất nước. Tuy nhiên, phát triển đô thị hiện nay cũng đặt ra rất nhiều thách thức, cần có những đổi mới, đáp ứng giải quyết tốt các yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Trong bối cảnh như vậy Ban chấp hành TW Đảng khoá XI đã có Nghị quyết 13/NQ-TW định hướng cần xây dựng Luật Quy hoạch với 5 yêu cầu cụ thể (không chồng chéo, mâu thuẫn, tập trung đầu mối thẩm định, phê duyệt, xác định rõ trách nhiệm, tăng cường giám sát thực hiện QH). Việc nghiên cứu dự thảo Luật được triển khai từ 2011 với cách tiếp cận khoa học, công phu và bài bản. Song đây là Luật có vai trò quan trọng, tác động lớn đến nhiều Luật, liên quan đến hệ thống QH hiện hành đến cơ cấu tổ chức chính quyền các cấp nên dự thảo này vẫn cần được xem xét cẩn trọng hơn nữa để có tính thực tiễn cao, kế thừa các kinh nghiệm bài học đã có.

PV: Để làm rõ vai trò, mối quan hệ của QHXD với hệ thống QH nói chung rất cần xem xét đến mục tiêu của QHXD, tính tương tác đa ngành. Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu này?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Để xem xét vấn đề này rất cần được nghiên cứu, đánh giá cả quá trình QHXD. Việt Nam là quốc gia đã thực hiện QHXD rất sớm và để giải quyết yêu cầu đều có sự tương tác với các ngành khác như: Văn hoá, đất đai, cảnh quan… Ngay từ thời kỳ sơ khởi hình thành đô thị, qua thời kỳ phong kiến, người Việt đã có các định hướng xây dựng mang yếu tố đặc thù Việt Nam, song cũng đã chọn lựa bài học từ văn minh Đông Á (Trung Quốc), văn mịnh Nam Á (Ấn Độ). Qua các di tích hiện còn, qua các kết quả khảo cổ (như: Cổ Loa, Thăng Long…) cho thấy nhận xét như trên là tin cậy được, minh chứng cho sự tương tác trong QHXD. Thời kỳ Pháp thuộc, QHXD đã có những bước phát triển, tiếp thu được những yếu tố mới hiện đại của châu Âu. Từ các quy hoạch đô thị giai đoạn này, cấu trúc đô thị, thực trạng kiến trúc còn để lại đến nay cho thấy đây là những di sản quý giá cần bảo tồn, phát huy giá trị. Đến giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8, hoà bình lập lại đến nay, công tác QHXD luôn được quan tâm, linh hoạt trong tiếp cận các yêu cầu mới, và ngày càng minh chứng là công cụ quản lý, là định hướng phát triển trong KT-XH. Xin nêu vài ví dụ gần đây:
– Sau chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước năm 1986, từ chiến lược toàn cầu hoá về phát triển bền vững đã nêu trong hội nghị thượng đỉnh trái đất 1992. Từ các Luật Việt Nam đã ban hành như: Luật bảo vệ môi trường 1994, Luật đất đai 1993… Các nghiên cứu môi trường đã trở thành yêu cầu cấp bách và QHXD đã lồng ghép với nghiên cứu môi trường và xác định là nội dung không thể thiếu trong QHXD. Riêng về mối quan hệ giữa QH đất đai, QHXD cũng đã có sự lồng ghép, phối hợp. Nhìn nhận mối quan hệ từ Luật đất đai (1993, 2003, 2013) với Luật Xây dựng (2003, 2014). Luật QH đô thị (2009) cũng thấy rõ đã có sự lồng ghép, tương tác. Các nội dung về QH, KH sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, đất AN-QP xác định trong Luật Đất đai 2013 đã có sự tương tác, phù hợp với hệ thống QHXD được xác lập trong Luật XD 2014.
– Điểm rõ thấy nhất là tại khoản 5 điều 40 Luật đất đai đã quy định “Đối với các Quận đã có QHĐT được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất mà chỉ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Từ đây cho thấy trong QHXD đã có lồng ghép, không tạo sự xung đột giữa QHXD – quy hoạch không gian vật thể với quy hoạch tài nguyên, môi trường.
Còn có thể kể thêm nhiều minh hoạ nữa để minh chứng QHXD đã có sự tương tác, phối hợp đã có sự tích hợp với các ngành liên quan.

PV: Xin ông cho biết ý kiến đánh giá về nội dung đề xuất mô hình QH tích hợp trong dự thảo Luật QH mới nhất?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Quy hoạch là khoa học tổng hợp nên đều đã được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác và đã có tích hợp nhất định. Từ thực tiễn hệ thống quy hoạch hiện nay và những tồn tại cần giải quyết, để phù hợp với định hướng phát triển
KT – XH rất cần có tích hợp hơn nữa trong quy hoạch và lộ trình tích hợp trong từng cấp độ quy hoạch. Song vấn đề đặt ra là cần lựa chọn nội dung tích hợp để đảm bảo tính khả thi. Theo các nội dung trong dự thảo Luật quy hoạch cho thấy sẽ có liên quan tác động đến hơn 50 Luật và gần 60 Nghị định. Vậy cần nghiên cứu cụ thể thời gian điều chỉnh cần có để xác định điều khoản thực hiện có tính thực tiễn nhằm thống nhất hệ thống Luật.
Để đáp ứng yêu cầu tích hợp trong dự thảo Luật quy hoạch, theo tôi cần:
– Nghiên cứu kỹ hơn hệ thống quy hoạch nhất là cấp quốc gia, cấp vùng và có đề xuất cụ thể danh mục các loại quy hoạch cấp tỉnh.
– Quy định rõ hơn về Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Trong đó, việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh nên do UBND cấp tỉnh đề xuất bao gồm đại diện các Bộ, địa phương liên quan và tổ chức xã hội, chính trị, nghề nghiệp liên quan. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm cả nhiệm vụ thiết kế và đồ án quy hoạch./.

PV


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Luật Quy hoạch: Nên ưu tiên cách tổ chức phân quyền, tránh tập quyền

Luật Quy hoạch: Nên ưu tiên cách tổ chức phân quyền, tránh tập quyền

14:41 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Tại phiên họp toàn thể QH ( kỳ họp thứ 3)  diễn ra từ ngày 26/5/2017 vừa qua các đại biểu quốc hội nhìn chung đều ghi nhận sự công phu, trách nhiệm, cẩn trọng của cơ quan soạn thảo, nhất là trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, song dường như điều khiến nhiều ĐBQH băn khoăn, lo ngại với dự luật này là  tính khả thi của Luật. Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Hà Thị Lan ( Đại biểu tỉnh Bắc Giang) đã chỉ ra 3 nội dung lớn mà Luật Quy hoạch cần đạt tới trong quá trình hoàn chỉnh sửa hoàn thiện.

lan

Trên cơ sở nghiên cứu 69 điều của dự thảo Luật Quy hoạch (DT-LQH), Tôi nhất trí với Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý DT-LQH  của UB Thường vụ Quốc Hội Để hoàn thiện Luật tôi xin tham gia 1 số nội dung sau:

Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia

Qua nghiên cứu Điều 41. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia: Đây là nội dung mới cập nhật công nghệ nhưng chưa tiên tiến, nên sẽ không  đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Trong phân tích sự cần thiết soạn thảo Luật Quy hoạch đã chỉ ra một trong những nguyên nhân hàng vạn bản quy hoạch chất lượng kém là do: thiếu thông tin, thông tin thiếu chính xác và thông tin phân tán, cát cứ độc quyền trong công tác quy hoạch. Trong DT-LQH tại điều 41 vẫn tiếp tục  duy trì  hệ thống thông tin phân tán do các bộ ngành, địa phương xây dựng , quản lý và cung cấp, nó tiếp tục bị chậm trễ và thiếu khách quan.

Thông tin KT-XH biến động từng giờ , từng phút tác động trực tiếp do vậy dựa vào hệ thống thông tin qua bộ máy dẫn đến thông tin chủ quan, sai lạc, không có giá trị .

Nếu thông tin tổng hợp do Quốc gia ban hành thì cần xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia thống nhất , căn cứ điều hành toàn bộ  động kinh tế xã hội thì phải được công bố chính thống bởi cơ quan Chính phủ

Nếu là thông tin thực tế biến động KT-XH trong nước và quốc tế thì đó là Hệ thống thông tin toàn cầu được cập nhật thời gian thực đang là công cụ phát triển của nhân loại và đang phổ cập tại Việt Nam với 70% dân số sử dụng internet, 40 triệu người sử dụng Smart phone …Trong khi DT- LQH  đưa ra việc cung cấp thông tin đa ngành được xây dựng bởi 4 cấp cơ quan từ Trung ương đến địa phương.

Trong khi dịch vụ đo đạc quang điện tử đã chuyển sang radar, vượt qua trở ngại không gian và thời gian, biên giới đã mở rộng toàn cầu và cung cấp dịch vụ trực tuyến với giá rẻ, còn các thông tin đa ngành khác cũng đang được cập nhật từng giây bởi thế giới không dây… Tất cả nội dung trên không phản ánh và không khuyến khích trong các điều của DT- LQH . Chuyển toàn bộ công việc này  sang như một loại dịch vụ , tạo sự cạnh tranh để có sự thay đổi căn bản về công nghệ cũng như thể chế một loại hình dịch vụ, tạo sự chuyển hóa độc quyền , trì trệ thành cạnh tranh lành mạnh và tiến bộ …

Về đánh giá hoạt động quy hoạch,

Điều 58. Nội dung đánh giá thực hiện quy hoạch: Mới quy định đánh giá theo quy trình  hành chính, thiếu đề cập đến một nội dung quan trọng là đánh giá hiệu quả Kinh tế – Xã hội do Quy hoạch đem lại.

Không có bộ tiêu chí đánh giá QH sẽ có kết quả đánh giá rất chủ quan / tùy tiện . Nên chăng điều luật này cần chỉ ra nguyên tắc  xây dựng Bộ tiêu chí thống nhất hoặc mỗi Dự án QH phải đặt ra các tiêu chí đạt được để đánh giá .

Vai trò của Bộ KHĐT và Bộ XD và các Bộ ngành khác trong hoạt động QH

DT-LQH, Điều 29 Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch và điều 30. Hội đồng thẩm định quy hoạch trong đó đề cập Bộ KHĐT là thường trực Hội đồng thẩm định là chưa khoa học. Nên ưu tiên cách tổ chức phân quyền / tránh tập quyền. Những vấn đề có nội dung tổng thể quốc gia phải do Chính phủ quyết định. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quốc gia, vùng  do Thủ tướng là Chủ tịch và giao nhiệm vụ cho Phó Thủ tướng lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng, thành viên là các bộ có vai trò ngang nhau. Bộ KHĐT là thành viên Hội đồng có nhiệm vụ tập hợp /tổng hợp các hoạt động QH trong đó có thẩm định.

Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cũng do Chính phủ giao nhiệm vụ. Bộ KHĐT, Tài nguyên và Môi trường và các bộ khác là thành viên Hội đồng thực hiện  nhiệm vụ do Chính phủ giao

Từ điều 61 đến 67 xác định Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, nội dung mới của Luật QH, nhưng nếu đã đề cập tới Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tham mưu, tổng hợp, thường trực bộ máy hoạt động QH thì nội dung các điều này có thể thay đổi

Kết luận

Dự thảo Luật QH đã có nhiều nội dung mới tiến bộ hơn bộ luật QHĐT nhưng vẫn còn những vấn đề tồn tại, trong đó nổi lên các nội dung cần soạn thảo lại mới đáp ứng mục tiêu sự cần thiết của Bộ Luật này. Đặc biệt là phải cập nhật những thành tựu tiến bộ của loài người trong kỷ nguyên số, kinh tế toàn cầu giai đoạn phát triển lần thứ Tư ( 4.0) mới đạt được sự trông đợi, kỳ vọng của đất nước, dân tộc Việt Nam

Do là Luật khung, các Bộ, ngành dựa vào đó để xây dựng mới hoặc điều chỉnh các Luật chuyên ngành …Do vậy cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của Bộ KHĐT và Bộ XD và các Bộ ngành khác trong hoạt động QH .

BBT

 


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Đánh giá thực thi quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh

Đánh giá thực thi quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh

11:11 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Đánh giá thực thi quy hoạch có vai trò quan trọng đối với việc lập quy hoạch trong tương lai,việc điều chỉnh kịp thời quy hoạch trong bối cảnh kinh tế – xã hội luôn thay đổi và việc điều chỉnh / ban hành các chính sách thực thi quy hoạch. Trong khuôn khổ bài viết này, các vấn đề của đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc trung ương được đúc kết từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh, đó là cần đánh giá đầy đủ về nguồn lực, hiệu quả và tác động chứ không chỉ tập trung đánh giá hoạt động triển khai và kết quả của thực thi quy hoạch; phân nhóm các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch để có thể phân tích mối quan hệ “nguyên nhân – hệ quả” giữa các nhóm chỉ số, và lồng ghép việc đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc trung ương vào khung đánh giá tích hợp của hệ thống quy hoạch cấp tỉnh.

Vì sao cần phải đánh giá thực thi quy hoạch?

Đánh giá quy hoạch là đánh giá về nguồn lực, hoạt động triển khai, kết quả, hiệu quả, tác động dự kiến đạt được / đã đạt được từ quá trình thực thi quy hoạch dự kiến sẽ diễn ra / đã diễn ra. Đánh giá quy hoạch thường được chia thành ba loại: Đánh giá trước quá trình thực thi quy hoạch (ex-ante evaluation), còn được gọi là đánh giá dự báo, được thực hiện trong giai đoạn lập quy hoạch; Đánh giá trong quá trình thực thi (on-going evaluation), còn được gọi là đánh giá giữa kỳ, được thực hiện trong kỳ quy hoạch, nhằm rút kinh nghiệm cho việc thực thi quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo; Đánh giá sau quá trình thực thi (ex-post evaluation), còn được gọi là đánh giá cuối kỳ, được thực hiện sau khi kỳ quy hoạch kết thúc, nhằm nhận định về sự thành công của quy hoạch.

Đánh giá thực thi quy hoạch bao gồm đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ. Đánh giá thực thi quy hoạch có vai trò quan trọng đối với: việc lập quy hoạch trong tương lai; việc điều chỉnh kịp thời quy hoạch trong bối cảnh kinh tế – xã hội luôn thay đổi; và điều chỉnh / ban hành các chính sách trong thực thi quy hoạch.

Trong thực tế, đánh giá thực thi quy hoạch ít được quan tâm nghiên cứu và thực hiện hơn so với đánh giá trước quá trình thực thi quy hoạch, nguyên nhân được cho là: Đánh giá thực thi quy hoạch có tính phức tạp, do các liên quan đến tính đa biến và tính tương tác của kết quả, hiệu quả, tác động của việc thực thi quy hoạch (nguyên nhân khách quan) và do tính chính xác của các phương pháp đánh giá thực thi quy hoạch (nguyên nhân chủ quan); Đánh giá dự báo quy hoạch thường do tư vấn lập quy hoạch thực hiện, gắn với quyền lợi và trách nhiệm cụ thể trong hợp đồng lập quy hoạch; trong khi đó, đánh giá thực thi quy hoạch thường do chính quyền các cấp thực hiện, kết quả đánh giá thực thi quy hoạch liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của chính quyền các cấp nên có tính nhạy cảm cao.

Cơ sở pháp lý của việc đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng chung thành phố trực thuộc trung ương

Các thành phố trực thuộc trung ương là các khu vực đô thị hóa trọng điểm nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; do đó, việc lập, thực thi và đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng chung của thành phố trực thuộc trung ương có vai trò quan trọng. Cơ sở pháp lý của việc đánh giá thực thi quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

  • Điều 15 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ rà soát quá trình thực hiện (05 năm đối với quy hoạch chung kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt) do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng”.
  • Điều 2 của Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về rà soát quy hoạch (được xem như đánh giá quy hoạch giữa kỳ):
  • Rà soát quy hoạch xây dựng nhằm kiểm soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt và là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
  • Nội dung báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng bao gồm:
  • Rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch.
  • Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
  • Phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực lập quy hoạch.
  • Các kiến nghị và đề xuất.
  • Hồ sơ báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng gồm: văn bản báo cáo, bản vẽ in màu tỷ lệ thích hợp, các văn bản pháp lý có liên quan.
  • Điều 46 của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 có quy định về rà soát quy hoạch đô thị:
  • Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt.
  • Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
  • Kết quả rà soát quy hoạch đô thị phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị.
  • Điều 6 Khoản 1 Mục a của Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định: hồ sơ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương có nội dung “đánh giá công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch được duyệt”.

Như vậy, tại thời điểm hiện tại, đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc trung ương là yêu cầu pháp lý mang tính bắt buộc, được thực hiện giữa kỳ (theo định kỳ 5 năm) và cuối kỳ (khi lập mới quy hoạch cho kỳ tiếp theo), do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các nội dung đánh giá về các hoạt động triển khai, các kết quả đạt được, hiệu quả, tác động của việc thực thi quy hoạch.

Thực trạng đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất cả nước từ năm 1975. Sau thời điểm trên, có 3 đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được lập và phê duyệt:

  • “Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” (gọi tắt là Quy hoạch 1993), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20-TTg ngày 16 tháng 01 năm 1993.
  • “Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (gọi tắt là Quy hoạch 1998) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998.
  • “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” (gọi tắt là Quy hoạch 2010) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010.
Hình 1. Quy hoạch 1993, Quy hoạch 1998 và Quy hoạch 2010 – nguồn: tác giả

Hình 1. Quy hoạch 1993, Quy hoạch 1998 và Quy hoạch 2010 – nguồn: tác giả

Thực trạng việc đánh giá thực thi các đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được mô tả như sau.

Đánh giá Quy hoạch 1993

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được phê duyệt, Quy hoạch 1993 lại được tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh, bắt đầu từ năm 1996. Lý do điều chỉnh được nêu trong Báo cáo thuyết minh đồ án Quy hoạch 1998: “tình hình kinh tế – xã hội của Thành phố có nhiều chuyển biến, tốc độ tăng trưởng năm 1995 gấp 1,84 lần so với năm 1990, bình quân mỗi năm tăng 12.6%, GDP đầu người đạt trên 4 lần so với bình quân cả nước”. Với thời gian thực thi ngắn (hơn 3 năm) từ khi được phê duyệt đến khi bắt đầu được điều chỉnh, việc đánh giá thực thi Quy hoạch 1993 không được tiến hành trong quá trình lập Quy hoạch 1998.

Đánh giá Quy hoạch 1998

Báo cáo “Đánh giá thực hiện quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh 1998 (giai đoạn 1998-2005)”

Để có cơ sở xây dựng nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch 1998, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thực hiện Báo cáo “Đánh giá thực hiện quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh 1998 (giai đoạn 1998-2005)” vào năm 2006, với các nội dung sau:

  • Mục tiêu đánh giá thực thi quy hoạch:
  • Xác định mức độ chính xác trong dự báo quy hoạch;
  • Xác định các nội dung quy hoạch đã được thực hiện, thực hiện tốt hay chưa tốt;
  • Xác định các nội dung quy hoạch chưa được thực hiện, nguyên nhân;
  • Rút ra các bài học kinh nghiệm để phục vụ việc điều chỉnh quy hoạch trong giai đoạn sắp tới.
  • Phương pháp đánh giá thực thi quy hoạch được sử dụng: phương pháp so sánh và phân tích các số liệu thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp nội suy và chẩn đoán.
  • Nội dung đánh giá: mục tiêu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1998-2005; dân số và phân bố dân cư; các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu; sử dụng đất đai; các cơ sở kinh tế; các cơ sở hạ tầng xã hội; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tác động môi trường; công tác lập quy hoạch cấp dưới, công tác thực hiện và quản lý hệ thống quy hoạch; kiến trúc cảnh quan
  • Các vấn đề rút ra từ thực tiễn.
  • Kiến nghị hướng điều chỉnh Quy hoạch 1998.

Báo cáo tập hợp khá đầy đủ các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch, nhưng chưa được sắp xếp vào 5 nhóm (nguồn lực, hoạt động triển khai, kết quả, hiệu quả, tác động) để phân tích mối quan hệ “nguyên nhân – hệ quả”.

Báo cáo “Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”

Báo cáo “Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” do Viện Quy hoạch xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh – Nikken Seikei thực hiện hoàn thành vào năm 2007 dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Phần 2 của Báo cáo này (Viễn cảnh nghiên cứu nhìn từ hiện trạng quy hoạch đô thị và quy hoạch chung cũ) có nội dung đánh giá thực thi giữa kỳ đối với Quy hoạch 1998.

  • Nội dung đánh giá: phân tích hiện trạng đô thị (tình hình liên kết vùng; tình hình đô thị hóa; hiện trạng giao thông; thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng; hệ thống quy hoạch và phát triển đô thị); từ những phân tích đó, đánh giá những bất cập của Quy hoạch 1998.
  • Các vấn đề rút ra từ thực tiễn: các vấn đề riêng của Quy hoạch chung 1998 và các vấn đề mang tính hệ thống của Quy hoạch chung 1998.
  • Các quan điểm sửa đổi từ đánh giá Quy hoạch 1998.

Trong báo cáo này, việc đưa ra các luận điểm về tình hình thực thi quy hoạch chủ yếu dựa phân tích định tính và nghiên cứu một số trường hợp, ít dựa vào các số liệu thống kê của toàn Thành phố. Báo cáo tập hợp khá đầy đủ các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch, nhưng chưa được sắp xếp vào 5 nhóm (nguồn lực, hoạt động triển khai, kết quả, hiệu quả, tác động) để phân tích mối quan hệ “nguyên nhân – hệ quả”.

Đánh giá Quy hoạch 2010

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 năm 2015, Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện thực hiện việc rà soát, đánh giá việc thực hiện Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” (được báo cáo sơ bộ tại Công văn 4162/SQHKT-QHC ngày 05 tháng 11 năm 2015) nhằm đánh giá những mặt được và chưa được trong việc thực hiện 10 nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nêu tại Điều 2 của Quyết định 24/QĐ-TTg. Việc đánh giá trên tập trung vào các hoạt động triển khai nhằm thực thi quy hoạch, chưa đánh giá cụ thể về nguồn lực cho các hoạt động triển khai và chưa đề cập đến các kết quả, hiệu quả, tác động của việc thực thi quy hoạch.

Ngoài ra, trong năm 2015, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã lập báo cáo tổng quan về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay và một số nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới (được kèm theo Công văn 4162/SQHKT-QHC ngày 05 tháng 11 năm 2015). Liên quan đến nội dung đánh giá thực thi quy hoạch, báo cáo tập trung vào các hoạt động triển khai theo định hướng của Quy hoạch 1993, Quy hoạch 1998 và Quy hoạch 2010.

Các vấn đề đặt ra trong đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc trung ương

Từ trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, một số vấn đề trong đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc trung ương được rút ra sau đây.

Cần đánh giá đầy đủ về nguồn lực, hiệu quả và tác động chứ không chỉ tập trung đánh giá các về hoạt động triển khai và kết quả của thực thi quy hoạch

Các nguồn lực chính được sử dụng trong thực thi quy hoạch là: đất đai, tài chính và con người (dân số, bộ máy thực thi quy hoạch, …). Hầu hết các báo cáo đánh giá thực thi quy hoạch không đánh giá các nguồn lực đã được sử dụng trong thực thi quy hoạch, nhất là nguồn lực tài chính. Do đó, trong việc điều chỉnh quy hoạch và lập mới quy hoạch cho kỳ sau, các nhà lập quy hoạch vẫn chưa nhận định đầy đủ và khắc phục bất cập liên quan đến việc đưa ra các mục tiêu quy hoạch vượt quá khả năng cho phép của nguồn lực có thể huy động được.

Các hiệu quả và tác động của việc thực thi quy hoạch là những hệ quả mang tính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các kết quả thực thi quy hoạch. Đánh giá hiệu quả và tác động của việc thực thi quy hoạch sẽ làm rõ chất lượng quy hoạch, làm rõ sự đóng góp của kết quả thực thi quy hoạch vào hiệu quả phát triển đô thị và tác động kinh tế – xã hội – môi trường của đô thị.

Cần phân nhóm các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch để có thể phân tích mối quan hệ “nguyên nhân – hệ quả” giữa các nhóm chỉ số

Thực tế đánh giá thực thi quy hoạch chung tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch chưa được phân nhóm một cách hợp lý để có thể phân tích mối quan hệ “nguyên nhân – hệ quả” giữa các nhóm chỉ số này. Theo nội dung Điều 2 của Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và các bài học kinh nghiệm ở các đô thị khác (Ge & Ning, 2012; National Treasury of South Africa, 2010; …), các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch cần được xếp vào 5 nhóm: nhóm nguồn lực; nhóm hoạt động triển khai; nhóm kết quả; nhóm hiệu quả (mang tính ngắn hạn); và nhóm tác động (mang tính trung hạn và dài hạn).

Hình 2. Phân nhóm các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch – nguồn: tác giả

Hình 2. Phân nhóm các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch – nguồn: tác giả

Quan hệ giữa các nhóm chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch trên mang tính “nguyên nhân – hệ quả”: việc đạt được các chỉ số của nhóm trước là điều kiện tiên quyết cho việc đạt được các chỉ số của nhóm sau; việc phân tích các quan hệ này sẽ giúp nhận dạng rõ các bất cập trong thực thi quy hoạch.

Cần lồng ghép việc đánh giá thực thi quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc trung ương vào khung đánh giá tích hợp của hệ thống quy hoạch cấp tỉnh

Hệ thống quy hoạch cấp tỉnh của thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

  • Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội cấp tỉnh.
  • Các quy hoạch tuân thủ định hướng và triển khai chi tiết nội dung của quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội: (i) quy hoạch chung xây dựng; (ii) quy hoạch bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên (trong đó có quy hoạch sử dụng đất) cấp tỉnh; (iii) quy hoạch ngành – lĩnh vực – sản phẩm cấp tỉnh.

Các quy hoạch trong hệ thống trên có các chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch chung do có những đối tượng được điều chỉnh chung (xem Hình 3).

 

Untitled1

Do đó, cần có một khung đánh giá cho hệ thống quy hoạch cấp tỉnh của thành phố trực thuộc trung ương, được hình thành từ việc tích hợp các bộ chỉ số đánh giá thực thi của từng loại quy hoạch cấp tỉnh (bao gồm quy hoạch chung xây dựng) trên nguyên tắc: các bộ chỉ số đánh giá thực thi này gắn kết với nhau bằng các chỉ số chung.

Tài liệu tham khảo

Ge H. & Ning Z. (2012). Implementation Performance Evaluation on Land Use Planning: A Case of Chengdu, China, Cross-Cultural Communication, 8(4), 2012: 34-38.

National Treasury of South Africa (2010). Framework for Strategic Plans and Annual Performance Plans. Pretoria.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh – DPA (2015). Báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh – DPA (2016). Báo cáo về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – HCMPC (2006). Đánh giá thực hiện quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh 1998 (giai đoạn 1998-2005).

Viện Quy hoạch xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh & Nikken Seikkei (2007). Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Phạm Trần Hải  – Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

 


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Khám phá kiến trúc đương đại tại Seasons Avenue

Khám phá kiến trúc đương đại tại Seasons Avenue

15:22 Thêm bình luận

Đơn giản mà độc đáo, sang trọng mà hài hòa, đó là những gì mà thiết kế độc đáo của Seasons Avenue mang lại cho khách hàng.

Tổ kén nghỉ ngơi, bể bơi vô cực – điểm nhấn nổi bật của Seasons Avenue

Là dự án do CapitaLand – Tập đoàn bất động sản hàng đầu châu Á – và Công ty CP ĐT&PT Hạ Tầng Hoàng Thành liên doanh phát triển, Seasons Avenue được biết đến rộng rãi là một trong dự án nhà ở có chất lượng tốt tại Hà Nội hiện nay.

Tọa lạc trong lòng khu đô thị mới Mỗ Lao, quận Hà Đông, Seasons Avenue là dự án hiếm hoi sở hữu “view” hồ Trung Văn và “view” thành phố thanh bình nhờ chiều cao vượt trội (từ 40 – 41 tầng). Bên cạnh đó, với thiết kế mang đậm phong cách Singapore và nét truyền thống Việt Nam, dự án cũng được đánh giá cao nhờ đạt chuẩn xanh sinh thái.

Đặc biệt, dự án có chuỗi tiện ích liên hoàn đa dạng và độc đáo giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của cư dân, từ bể bơi bốn mùa, phòng tập thông tầng, phòng sinh hoạt cộng đồng, góc đọc sách, đài vọng cảnh… đến phòng tiệc kim cương, phòng game & giải trí,sân bóng mini & thang tập, suối mùa hạ, công viên nước mini.

Nổi bật trong các tiện ích này là Tổ kén nghỉ ngơi – một thiết kế độc đáo nằm giữa không gian đầy cây xanh và hồ nước mát lành của dự án. Với kết cấu mái vòm gỗ thân thiện, tổ kén là một điểm dừng chân lý tưởng, mang lại cho cư dân những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt vời.

Bên cạnh đó, bể bơi vô cực cũng là một điểm nhấn nổi bật khác. Với diện tích lên tới 600m2, được thiết kế theo tiêu chuẩn Olympic, bể bơi vô cực sẽ cho cư dân cảm giác như đang bồng bềnh giữa không trung với tầm nhìn bao la, khoáng đạt.

Thiết kế căn hộ độc đáo

Các căn hộ tại Seasons Avenue không chỉ vuông vắn, tối ưu hóa diện tích sử dụng mà còn có hành lang rộng rãi và các cửa sổ hướng ra đón nắng, đón gió.

Gam màu tươi sáng, trẻ trung và sang trọng là tiêu chí trong mỗi căn hộ của Seasons Avenue.
Gam màu tươi sáng, trẻ trung và sang trọng là tiêu chí trong mỗi căn hộ của Seasons Avenue.

Thiết kế căn hộ thông minh được thể hiện khá rõ nét ở căn hộ 3 phòng ngủ tòa S1, S2, S3 với 7 không gian sinh hoạt được thiết kế vô cùng khoa học.

Cụ thể, căn hộ có 1 phòng khách nối song song với 1 khu thư giãn ngắm cảnh, 3 phòng ngủ lớn, 1 căn bếp tiện lợi thông ra ban công, 1 phòng ăn ấm cúng, và 2 phòng tắm – vệ sinh khép kín. Đặc biệt, mỗi phòng ngủ cá nhân đều có cửa kính với tầm nhìn thoáng đãng, tối ưu ánh sáng tự nhiên và lưu thông gió, nhờ vậy mà tất cả không gian không bị khép kín biệt lập hay quá bí bách. Nội thất trang hoàng cho căn hộ cũng hoàn toàn khác biệt nhờ sử dụng hài hòa chất liệu gỗ – kim loại trong tông màu nâu vàng vô cùng quý phái.

Căn bếp – nơi giữ lửa cho gia đình, cũng được thiết kế hết sức thông minh khi sở hữu lối đi kép: một thông ra ban công, một dẫn về trung tâm căn nhà. Nhờ vậy, căn phòng luôn đầy đủ ánh sáng, thông thoáng tối ưu lại dễ thoát khí và tránh bị ẩm mốc. Mặt bàn bếp được ốp đá tự nhiên, bố trí hợp lý giữa bếp từ và chậu rửa. Bên trên bàn và gầm giường được tận dụng để sắp đặt các loại ngăn kéo, tủ bếp.

Căn bếp được thiết kế hiện đại, tiện lợi.
Căn bếp được thiết kế hiện đại, tiện lợi.

Có thể nói, một căn hộ rộng rãi có thể chỉ giúp con người sống sung túc, nhưng để nâng cao tầm vóc và tôn vinh giá trị của chủ nhân, chỉ có 1 căn hộ thượng hạng như tại Seasons Avenue mới đủ sức biểu đạt.

Được biết, trong tháng 5, chủ đầu tư CapitaLand – Hoàng Thành đang triển khai gói ưu đãi vô cùng hấp dẫn cho khách hàng đặt mua. Theo đó, khi đến với Season Avenue, khách hàng không chỉ được sở hữu căn nhà trong mơ mà còn có cơ hội được nhận những phần quà ý nghĩa để bắt đầu cho cuộc sống cao cấp của mình.

Đó là gói quà trị giá tới 120 triệu đồng gồm 1 iPhone Đỏ, 1 iPad Pro và 1 bộ thiết bị vệ sinh cao cấp mang thương hiệu Grohe. Bên cạnh đó, khách hàng cũng được chiết khấu tới 5% khi áp dụng hình thức thanh toán nhanh; ưu đãi 1,5% cho khách hàng hiện hữu và người thân của họ.

Là dự án đầu tiên được nhận Bảo Lãnh Dự Án bởi Ngân hàng HSBC – một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính hùng mạnh và uy tín nhất hiện nay – khách hàng đến với Seasons Avenue sẽ luôn an tâm về sự đảm bảo an toàn tài chính. Đó cũng là lời cam kết mạnh mẽ về uy tín của chủ đầu tư CapitaLand – Hoàng Thành đối với các khách hàng của mình. Sở hữu căn hộ tại Seasons Avenue là sở hữu một phong cách sống, một nơi sống hiện đại và tinh tế.

Thông tin dự án:

Website: http://www.seasonsavenue.com.vn/

Hotline: 1800 400 088.

A.D

Theo Trí thức trẻ


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Chưa thực hiện quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng tới

Chưa thực hiện quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng tới

14:42 Thêm bình luận

Đây là quyết định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi nghe Bộ VHTTDL, UBND TP. Đà Nẵng báo cáo về các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đối với bản Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà cũng như các ý kiến của các bộ, ngành liên quan chiều 28/5 tại Hà Nội.

Quy hoạch “bảo vệ” chứ không “phá” Sơn Trà


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Tuấn Minh

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, phạm vi ranh giới được quy hoạch cho phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là 1.056 ha. Tuy nhiên, diện tích xây dựng các công trình lưu trú là rất nhỏ, chỉ khoảng 2%.

Trước thời điểm tiến hành lập Quy hoạch này, theo ông Huỳnh Vĩnh Ái, TP. Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo Sơn Trà, trong đó có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong số 18 dự án này có 11 dự án đầu tư vào lĩnh vực lưu trú với quy mô 5.049 phòng khách sạn. Ban đầu, phương án Quy hoạch đề xuất là khoảng 1.600-3.200. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Hội đồng thẩm định đã yêu cầu xem xét giảm quy mô phòng xuống mức 1.600.

Theo lãnh đạo Bộ VHTTDL, Quy hoạch du lịch Sơn Trà đã được lập, trình và phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, trong đó các Bộ Quốc phòng, NN&PTNT, TN&MT đã có ý kiến về bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong suốt quá trình lập Quy hoạch, Bộ đã triển khai thực hiện một cách khoa học, khách quan, phối hợp chặt chẽ với TP. Đà Nẵng.

Đại diện Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết từ 2003-2012, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt 25 dự án, trong đó có 18 dự án phát triển du lịch. Trong 18 dự án với tổng diện tích 1.222 ha, việc lập thẩm định dự án tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng và không có nhà đầu tư nước ngoài, mật độ xây dựng không quá 10%, tương ứng không quá 122,2 ha, chiếm tỷ lệ 2,75% diện tích bán đảo Sơn Trà. Về đất đai, có 11/18 dự án đã nêu trên đã được ban hành quyết định giao, cho thuê đất với tổng diện tích 344 ha. Về chứng nhận đầu tư và tình hình triển khai, đã có 4 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 3 dự án đã được đưa vào hoạt động.

Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình lập Quy hoạch, UBND TP. Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL ở tất cả các khâu từ lập đề cương nhiệm vụ, khảo sát thực địa, thu thập thông tin, tài liệu đến hình thành ý tưởng phát triển và dự thảo. Ngoài ra, ngày 17/3/2016, lãnh đạo Sở VHTTDL đã đại diện cho UBND TP. Đà Nẵng tham gia Hội đồng thẩm định cấp Bộ, thẩm định Quy hoạch này.

Nhận mình là “người ngoại đạo” và lần đầu tiên được chính thức nghe về Quy hoạch này, nhưng qua báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP. Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, cá nhân ông thấy rằng Quy hoạch được lập khá bài bản, đúng quy định, giúp “bảo vệ” bán đảo Sơn Trà tốt hơn chứ không phải “phá” bán đảo này. Tuy nhiên, ông Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng việc xuất hiện những ý kiến khác nhau về Quy hoạch này có thể do công tác truyền thông chưa tốt và đề nghị, qua vụ việc này, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng công tác thông tin cho công chúng và báo giới, tăng cường đối thoại để thông tin được đầy đủ, chính xác và công khai. Cái gì làm đúng rồi thì phải khẳng định lại là đúng, còn những gì chưa đúng thì phải tiếp thu một cách cầu thị, kịp thời.


Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Tuấn Minh

Chưa thực hiện Quy hoạch trong 3 tháng tới

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Tinh thần của Thủ tướng, Phó Thủ tướng là rất cầu thị lắng nghe”. “Hơn nữa, chúng ta phải công khai, minh bạch bởi sự thật bao giờ cũng là sự thật. Nếu chúng ta làm đúng thì nhân dân, công luận sẽ đánh giá đúng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bản Quy hoạch được bắt đầu xây dựng từ tháng 5/2013 do Bộ VHTTDL chủ trì. TP. Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ trong quá trình xây dựng bản Quy hoạch này. Bản Quy hoạch này được phê duyệt ngày 9/11/2016, được chính thức công bố ngày 15/2/2017 và chưa được triển khai trên thực tế.

Trước tháng 5/2013, thực tế có 18 dự án phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà được UBND Thành phố Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư, thậm chí đã cấp phép, nhưng từ năm 2013 đến nay không cấp thêm dự án nào nữa. Như vậy, tất cả các dự án trên bán đảo Sơn Trà đều đã được đồng ý chủ trương hay cấp phép trước khi bản Quy hoạch này được lập. Hơn nữa, với sự ra đời của bản Quy hoạch này, quy mô phòng lưu trú chỉ còn 1/3 so với trước đây.

Tuy nhiên, ngay sau khi bản Quy hoạch được công bố, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có kiến nghị và một nội dung quan trọng trong bản kiến nghị là giữ nguyên hiện trạng (tức là khoảng 300 phòng đang được đưa vào sử dụng), không xây dựng thêm các cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà. Như vậy, Hiệp hội này kiến nghị chưa tới 1/10 so với con số 5.000 phòng trước đây.

Để giải quyết kiến nghị của Hiệp hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao và Bộ VHTTDL, TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, làm việc với Hiệp hội, có mời các chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực bảo tồn, môi trường để trao đổi trên một tinh thần khoa học, trong đó sẽ lưu ý kinh nghiệm làm tốt trên thế giới đối với trường hợp tương tự.

Phó Thủ tướng đề nghị UBND TP. Đà Nẵng cần chủ động xem xét tất cả các vấn đề để có báo cáo chính thức với Thủ tướng về kiến nghị của Hiệp hội, trong đó cần nêu rõ Thành phố có chấp nhận kiến nghị về việc giảm quy mô phòng lưu trú hay không, nếu giảm thì giảm xuống bao nhiêu.

“Đà Nẵng phải chủ động vì tất cả các dự án được cấp theo đúng thẩm quyền của Đà Nẵng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và đồng ý với đề nghị của Đà Nẵng trước ngày 30/8 sẽ báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ để Thành phố có thời gian rà soát, làm việc với các nhà đầu tư.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cũng đồng ý để Bộ VHTTDL có thời gian 3 tháng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, buổi làm việc lấy ý kiến về các khía cạnh khoa học liên quan.

Nhấn mạnh một lần nữa là Quy hoạch du lịch Sơn Trà chưa được triển khai trên thực tế, Phó Thủ tướng đề nghị chưa triển khai Quy hoạch này trong 3 tháng tới để việc tiếp thu ý kiến được khách quan, toàn diện. Trong thời gian này, khi bản Quy hoạch này chưa được triển khai, cũng không cần lo ngại các dự án được phê duyệt, cấp phép sẽ ồ ạt triển khai, bởi từ ngày 16/5, tất cả mọi quyết định liên quan đến các dự án tại Sơn Trà đều phải được thông qua Thường trực Thành ủy Đà Nẵng và công luận, báo chí có thể giám sát điều này.

“Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm môi trường sinh thái”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết sau khi có các báo cáo này thì Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định.

Theo Tuấn Minh/BaoChinhphu.vn


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Bản lĩnh thương hiệu Việt trên “đấu trường” quốc tế

Bản lĩnh thương hiệu Việt trên “đấu trường” quốc tế

14:42 Thêm bình luận

Tập đoàn Novaland vừa liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng uy tín: Giải thưởng Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Property Awards 2017) và Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản tốt nhất Việt Nam (BCI Asia Awards 2017).


Tập đoàn Novaland vinh dự nhận giải giải thưởng BCI Asia Awards 2017 – Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản tốt nhất Việt Nam 2017.

Cải tiến không ngừng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, đáp ứng các tiêu chí thế giới trong phát triển dự án, Tập đoàn Novaland luôn nỗ lực không ngừng, kiên định trong việc giữ đúng cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ tốt để đạt được hoài bão của mình “Là một Tập đoàn Bất động sản đẳng cấp quốc tế; vị thế cao; phát triển vững mạnh; góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng cho cộng đồng”.

Các giải thưởng uy tín gọi tên thương hiệu Việt

Ngày 26/5/2017, tại lễ công bố Giải thưởng Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Property Awards 2017) tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), thương hiệu Novaland được xướng tên tại nhiều hạng mục quan trọng dành cho hai dự án: Khu phức hợp Căn hộ – Thương mại – Dịch vụ The Sun Avenue (quận 2, TP.HCM) với các giải: “Dự án khu dân cư phức hợp có kiến trúc tốt nhất tại Việt Nam” (Best Architecture Multiple Residence Vietnam); “Khu phức hợp có kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam” (Mixed-use Architecture Vietnam); “Dự án nhà cao tầng có Kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam” (Residential High-rise Architecture Vietnam); Dự án căn hộ tiêu biểu tại Việt Nam (Apartment Vietnam); Dự án Khu phức hợp tiêu biểu tại Việt Nam (Mixed-use Development Vietnam); Dự án nhà cao tầng tiêu biểu tại Việt Nam (Residential High-rise Development Vietnam).

Khu đô thị Lakeview City (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) với giải “Dự án khu dân cư tiêu biểu và Khu dân cư có kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam” (Architecture Multiple Residence Vietnam).

Các dự án đạt giải đã được đánh giá theo các tiêu chí đặc biệt khắt khe như: đề cao sự vượt trội trong cung cấp dịch vụ; tính sáng tạo trong thiết kế và quy hoạch không gian; tiềm năng gia tăng giá trị của sản phẩm cũng như sự phối hợp hiệu quả trong sử dụng vật liệu, tài nguyên góp phần bảo vệ môi trường.

Cùng ngày, Tập đoàn Novaland cũng vinh dự nhận giải thưởng BCI Asia Awards 2017 – Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản tốt nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 5 liên tiếp thương hiệu Novaland được vinh danh tại BCI Asia Awards – một trong những giải thưởng danh giá nhất của ngành công nghiệp xây dựng tại châu Á. Top 10 được lựa chọn dựa trên các tiêu chí như: có tổng giá trị dự án lớn nhất; quy mô, năng lực quản trị, kiến trúc dự án, chất lượng sản phẩm và dịch vụ ưu tú…; và đặc biệt là ảnh hưởng tích cực của sản phẩm tới cộng đồng và xã hội.

Điểm nhấn The Sun Avenue “thắng đậm”

The Sun Avenue thuyết phục Hội đồng giám khảo Asia Pacific Property Awards bởi tính sáng tạo trong kiến trúc và quy hoạch. Không chỉ khách hàng mà các chuyên gia cũng đánh giá cao sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố hiện đại – truyền thống trong từng chi tiết thiết kế, tạo nên “điểm nhận diện” độc đáo của dự án này trên mặt tiền trục đường huyết mạch Mai Chí Thọ – đô thị Thủ Thiêm.


The Sun Avenue “thắng đậm” với 01 giải 5 sao (Best Architecture Multiple Residence Vietnam) và 05 giải tiêu biểu tại Asia Pacific Property Awards 2017.

Với 8 tòa tháp hình chữ V trải dài ấn tượng, sắp đặt thẳng hàng dựa trên nguyên lý khí động lực học nhằm đảm bảo luồng lưu thông gió tự nhiên xuyên suốt từng góc nhà. Điều này vừa tạo nên một không gian kiến trúc lạ mắt, vừa đảm bảo từng căn hộ luôn thông thoáng, tầm nhìn không bị hạn chế. Đặc biệt, phần thương mại dưới khối đế được thiết kế rất đặc biệt với mái vòm liên thông có chiều dài hơn 1.000m, hứa hẹn sẽ là khu ẩm thực, giải trí, mua sắm hiện đại tại khu Đông TP.HCM.

Bên cạnh đó, The Sun Avenue còn mang nét đặc trưng của văn hóa Việt như mái tháp hình nón lá, thân tháp phối sơn âm hưởng màu gạch, lúa, tre, trúc, tràm,… mang lại cho các khoảng không gian cảm giác ấm cúng và gần gũi.

Sở hữu ưu thế về vị trí nổi bật, thiết kế độc đáo, hiện nay, dự án đang triển khai thi công kết cấu phần thân ở tất cả các tháp, và là nơi thu hút lựa chọn của đông đảo các nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước.

“Tâm điểm khu Đông” tiếp tục thuyết phục giám khảo quốc tế

Lakeview City (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) gây chú ý với các chuyên gia BĐS quốc tế từ khâu quy hoạch – là khu đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ và thấp tầng. Trong đó 60% diện tích của dự án dành cho các công trình công cộng, cây xanh… Đây là dự án hiếm hoi tại khu vực hội tụ đầy đủ các tiện ích đô thị. Nổi bật là hồ cảnh quan rộng 3,6ha (hơn 10% toàn bộ dự án), đóng vai trò điều tiết nước mưa, triều cường để chống ngập lụt; đồng thời điều tiết khí hậu, mang tới môi trường sống trong lành, mát mẻ cho cư dân. Đặc biệt, Lakeview City được áp dụng rất nhiều công nghệ xanh, thân thiện với môi trường như: hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A (tái sử dụng nước thải để tưới cây), hệ thống chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời,…


Lakeview City – khu đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ tại quận 2, TP.HCM – đang trong giai đoạn bàn giao đợt 1 cho khách hàng.

Với những ưu điểm nổi bật về vị trí, thiết kế, quy hoạch, trong năm 2016, Lakeview City đã vinh dự nhận được những giải thưởng: “Southeast Asia’s Best of The Best Residences 2016” do Dot Property bình chọn và giải thưởng “Dự án Bất động sản hấp dẫn nhất Việt Nam 2016” do Báo Đầu tư tổ chức. Hiện dự án đang trong quá trình bàn giao đợt 1 cho khách hàng theo đúng cam kết về tiến độ và chất lượng. Các biệt thự, nhà phố Lakeview City đều chinh phục cư dân tương lai bởi kiến trúc sang trọng, hiện đại cùng không gian sống xanh hiếm có ở khu vực nội đô

Giải thưởng Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Property Awards) nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Bất động sản quốc tế (International Property Awards), nhằm vinh danh các doanh nghiệp, dự án bất động sản nhà ở và thương mại xuất sắc nhất. Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Asia Pacific Property Awards được đánh giá cao bởi quy trình tổ chức cùng các tiêu chí đánh giá công bằng, minh bạch. Hồ sơ tham gia đề cử sẽ được Hội đồng giám khảo, gồm các chuyên gia quốc tế nổi tiếng trong ngành bất động sản đánh giá, thẩm định và tiến hành khảo sát thực địa tại các dự án để đưa ra những kết quả chính xác, dưới sự giám sát độc lập của tổ chức BDO – mạng lưới tài chính lớn thứ 5 thế giới.

Thông tin chi tiết tại website: www.propertyawards.net

Nguyễn Thùy Vinh/Báo Xây dựng


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Cần quy hoạch tổng thể chỉnh trị bờ biển vùng ĐBSCL

Cần quy hoạch tổng thể chỉnh trị bờ biển vùng ĐBSCL

14:42 Thêm bình luận

Về lâu dài, cần tổ chức lập quy hoạch tổng thể chỉnh trị bờ biển vùng ĐBSCL làm cơ sở để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống sạt lở, hạn chế rủi ro thiên tai; xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng ven sông, ven biển gắn với sinh kế của người dân.


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe báo cáo tình hình triển khai xây dựng một số đoạn đê, kè biển tại Cà Mau. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra chỉ đạo này tại cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh ĐBSCL về công tác phòng, chống sạt lở, xâm thực bờ biển, suy thoát rừng ngập mặn diễn ra sáng 29/5 tại tỉnh Cà Mau.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nghe báo cáo của các địa phương, đánh giá nguyên nhân, những điểm còn tồn tại hạn chế trong việc triển khai các giải pháp ứng phó thời gian qua. Các đại biểu dự họp cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng sạt lở, xâm thực bờ biển trong thời gian tới.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, chiếm 13% diện tích toàn quốc, với dân số gần 20 triệu người, là trung tâm sản xuất nông nghiệp của nước ta.

Tuy nhiên, đây là khu vực đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức trong quá trình phát triển bền vững. Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng sâu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với các tỉnh ven biển. Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch, bờ biển xảy ra ở hầu hết các địa phương trong vùng. Theo thống kê thì cả 13 địa phương trong vùng đều xảy ra sạt lở, với trên 400 khu vực sạt lở ở quy mô, mức độ khác nhau, tổng chiều dài gần 900 km, trong đó sạt lở bờ biển là trên 310 km. Riêng tỉnh Cà Mau có tới trên 150 km bờ biển và 100 km bờ sông, kênh rạch bị sạt lở.

Những năm qua, Trung ương đã hỗ trợ kinh phí để xử lý sạt lở thông qua ngân sách hằng năm; thông qua các Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển (từ năm 2010 đến nay); các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã chủ động huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý nhiều khu vực sạt lở nguy hiểm, cả kè bằng vật liệu cứng và vật liệu mềm, trồng, khôi phục rừng ngập mặn; tổ chức di dân ra khỏi những vùng sạt lở, rừng đặc dụng.

Theo thông kê từ năm 2010 đến nay, các tỉnh đã thực hiện xử lý sạt lở 12 đoạn bờ biển (37 km); trồng được 2.593 ha rừng ngập mặn, thuộc 7 tỉnh ven biển; trong đó trồng mới là 1.967 ha, khôi phục là 626 ha.

Về nguyên nhân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng tình với ý kiến của các bộ, ngành, lãnh đạo UBND các tỉnh ĐQSCL. Trong đó, có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như tình trạng mất cân bằng bùn cát do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát, sỏi ở lòng sông, ven biển đã làm giảm đáng kể lượng bùn cát; địa chất vùng ven biển ĐBSCL rất mềm yếu, được cấu tạo từ các dạng trầm tích phù sa, rất dễ bị xói lở do tác động của sóng và dòng ven bờ; nước biển có xu thế ngày càng dâng cao, trong vòng 20 năm qua, trung bình nước biển dâng cao từ 2-3 mm/năm…


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: “Tình trạng sạt lở, xâm thực bờ biển, suy thoát rừng ngập mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, nhanh hơn dự báo, do đó đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả”. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân chủ quan gây ra tình trạng sạt lở, xâm nhập bờ biển như chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng hải sản, đánh bắt thủy sản ven rừng trong những năm gần đây làm suy thoái nghiêm trọng rừng ngập mặn; xây dựng nhiều nhà ở, công trình hạ tầng ven biển, đê bao, bờ bao quá sát đường bờ biển đã làm gia tăng nguy cơ gây xói lở bờ biển; lún sụt đất do việc khai thác nước ngầm quá mức để nuôi trồng thủy, hải sản, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau. Theo báo cáo sơ bộ của Viện Địa chất Na Uy, tốc độ lún sụt trong vài năm gần đây khoảng 3 cm/năm.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao việc các địa phương đã chủ động, tập trung ứng khó với tính trạng sạt lở, xâm thực bờ biển. Tuy nhiên, kết quả chưa được như mong muốn, còn nhiều tồn tại, hạn chế phải tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Trước mắt, phải bảo đảm an toàn cho dân

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, hạn chế thời gian qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trước mắt, UBND các tỉnh phải nắm chắc diễn biến, ứng phó kịp thời, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản của người dân.


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trước mắt, UBND các tỉnh phải nắm chắc diễn biến, ứng phó kịp thời, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản của người dân. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải có phương án sơ tán kịp thời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, gia cố các khu vực sạt lở, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tại những khu vực đang có sạt lở bờ biển phức tạp; tổ chức kiểm tra, rà soát việc giao đất, giao rừng và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, ngăn chặn và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển rừng ngập mặn, nhất là các khu vực nuôi trồng thủy sản.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao UBND các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân đối với các hoạt động phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống sạt lở bờ biển nói riêng để giảm các tác động tiêu cực gây sạt lở bờ biển; thực hiện nghiêm công tác quản lý bờ biển, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành động xây dựng công trình, nhà ở, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp; tổ chức quản lý chặt chẽ rừng phòng hộ ven biển, đồng thời huy động các nguồn lực đẩy mạnh việc trồng, phục hồi rừng phòng hộ ven biển.

Đối với những khu vực sạt lở, nếu cần thiết phải xây dựng công trình để bảo vệ bờ, đề nghị sắp xếp thứ tự ưu tiên, xây dựng phương án cụ thể, huy động các nguồn lực hợp pháp của địa phương để tổ chức xử lý, trường hợp vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định.

Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống thiên tai phối hợp với các bộ và các địa phương hoàn thiện các nghiên cứu về phòng chống xói lở bờ biển. Chủ trì hướng dẫn các địa phương về giải pháp kỹ thuật, trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp mềm phù hợp với điều kiện từng vùng, bảo đảm hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí.


Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Cùng với đó, tiếp tục rà soát hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nhất là những nơi có địa chất mềm yếu, diễn biến dòng chảy phức tạp như vùng ĐBSCL; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu các giải pháp chỉnh trị sông, ven biển nhằm hạn chế xói lở, bồi lấp ổn định lòng dẫn và dải ven biển, nhất là các khu vực cửa sông.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức lập quy hoạch tổng thể chỉnh trị bờ biển vùng ĐBSCL làm cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống sạt lở, hạn chế rủi ro thiên tai; xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng ven sông, ven biển gắn với sinh kế của người dân.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung xác định các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp hơn với thực tế; rà soát hệ thống quan trắc về thủy, hải văn vùng ĐBSCL và trên phạm vi toàn quốc; tổ chức theo dõi và đánh giá hằng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế nguy cơ suy thoái lòng dẫn, suy kiệt dòng chảy; chỉ đạo rà soát các hoạt động khai thác cát sỏi ở lòng sông, ven biển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét nghiêm cấm việc khai thác cát, sỏi tại các khu vực trọng điểm đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Giao Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính ưu tiên bố trí ngân sách và nguồn vốn ODA tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nhất là vùng ĐBSCL.

Theo Xuân Tuyến/BaoChinhphu.vn


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Ngôi nhà “năng lượng tích cực” ở Hà Lan

Ngôi nhà “năng lượng tích cực” ở Hà Lan

14:32 Thêm bình luận

Mặc dù Hà Lan được biết đến là một đất nước yên bình nhưng khí hậu nơi đây khá biến động. Mùa đông lạnh giá và mùa hè nóng nên việc thiết kế nhà ở tại đây cần đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng. Hãng kiến trúc Joris Verhoeven Architectuur đã tạo ra một thiết kế đáng ngạc nhiên có tên gọi “Ngôi nhà năng lượng tích cực” ở ngôi làng nhỏ Sterksel.

“Ngôi nhà năng lượng tích cực” đóng vai trò như một nhà máy điện năng từ mặt trời và tạo ra năng lượng đủ để chia sẻ với láng giềng.

Mặc dù hiệu suất năng lượng là mục tiêu của thiết kế nhưng các kiến trúc sư đã tạo ra một không gian sống đầy tính thẩm mỹ. Do đó, vật liệu xây dựng đã được lựa chọn kỹ lưỡng để tạo ra một thiết kế tinh tế. Mái nhà được lợp bằng gạch màu xám nhạt mang lại vẻ ngoài hiện đại cho ngôi nhà, đồng thời đóng vai trò là một lớp cách nhiệt cực kỳ dày. Để tối đa lượng điện năng được tạo ra 44 tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp đặt theo hướng Nam.

Về nội thất, tất cả không gian sinh hoạt chung được xây dựng tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời để sưởi ấm. Màn sáo và màn chắn năng lượng tích hợp trên cửa sổ ngăn ánh sáng mặt trời làm nóng bên trong nhà vào những tháng mùa hè.

Thu Giang (theo Inhabitat)/Báo Xây dựng


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Khoa học, khả thi

Khoa học, khả thi

10:32 Thêm bình luận
Trong số 27 ĐBQH phát biểu tại phiên họp sáng qua của QH đã có khá nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng về tính khả thi của dự án Luật Quy hoạch. Quyết liệt đổi mới tư duy và phương pháp quy hoạch là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Nhưng, sẽ thật khó để QH yên tâm biểu quyết thông qua khi mà chính các ĐBQH cũng chưa thấu suốt được những điểm đổi mới, đột phá này sẽ được triển khai như thế nào…

Triển khai thực tế sẽ thế nào?

Vài hôm trước, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đã nhận được email của Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Quy hoạch, giải trình cụ thể về 3 trong số các ý kiến mà đại biểu đã đề nghị làm rõ tại Kỳ họp thứ 2. Dẫu vậy, tại phiên họp toàn thể của QH sáng qua, ĐB Phạm Trọng Nhân cho biết, vẫn rất lo lắng cho tính khả thi của dự thảo Luật. Có ít nhất 2 nội dung lớn của dự thảo Luật Quy hoạch chưa được làm rõ dẫn đến việc ĐBQH cũng chưa hình dung được sẽ triển khai trong thực tế như thế nào.

Một là, có rất nhiều điều khoản thuộc thẩm quyền của QH, do QH quy định nhưng lại chưa được quy định rõ trong dự thảo luật và cũng chưa biết sẽ hướng dẫn như thế nào tại các văn bản dưới luật. Đếm sơ sơ trong dự thảo Luật đã có tới 12 điều khoản liên quan đến các nội dung rất quan trọng, giữ vai trò cốt lõi của dự luật ở trong tình trạng này. Cụ thể là, Khoản 3, Điều 23 về hướng dẫn quy hoạch tổng thể quốc gia; Khoản 3, Điều 24 về hướng dẫn quy hoạch không gian biển quốc gia; Khoản 3, Điều 25 về hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 26 về hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan về quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia, về quy hoạch sử dụng tài nguyên ngành quốc gia, về quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia… Đây là những vấn đề cơ bản nhất để hình dung Luật Quy hoạch sẽ vận hành như thế nào, có khả thi hay không, có bảo đảm kịp để thực thi luật từ ngày 1.1.2019 hay không. Với một khối lượng công việc vô cùng lớn, phức tạp, gần 20.000 quy hoạch đang tồn tại phải rà soát để xóa bỏ hoặc tích hợp… – nhưng tất cả phải chờ Nghị định hướng dẫn của Chính phủ (?) Như vậy, rất khó để QH cân nhắc và quyết định thông qua, đại biểu Phạm Trọng Nhân bày tỏ.

ĐBQH Hà Thị Lan (Bắc Giang) phát biểu tại Hội trường Ảnh: Quang Khánh

Hai là, phương pháp tích hợp. Đây là giải pháp kỹ thuật chính, mang tính đột phá của dự thảo Luật, song các ĐBQH cũng chỉ rõ, xuyên suốt dự luật hoàn toàn không đề cập đến nội dung hướng dẫn giải pháp tích hợp. Chỉ có một nội dung duy nhất tại Điểm g, Khoản 1, Điều 16 về quy trình phối hợp lập quy hoạch có ghi “cơ quan, tổ chức lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn chỉnh quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội dung quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch và đánh giá việc tích hợp các nội dung quy hoạch do các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan đã thẩm định và gửi cho tổ chức lập quy hoạch”. Nhưng đọc toàn bộ 4 khoản của Điều 16 thì vẫn hoàn toàn không biết được khi nào quy hoạch sẽ được tích hợp vào trong hệ thống và tích hợp ra sao bởi sự khác biệt rất lớn của mỗi loại quy hoạch.

Ưu việt nhưng cũng rất phức tạp

Để xử lý vấn đề tích hợp quy hoạch, dự thảo Luật đã quy định việc áp dụng công nghệ thông tin dưới dạng hệ thống dữ liệu địa lý về quy hoạch trong công tác lập quy hoạch. Phương pháp này bao gồm tập hợp hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người được nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan trên theo nhiều lớp dạng 3D để thể hiện nội dung quy hoạch được tích hợp. Đây là phương pháp tiên tiến, hiện đại và có nhiều điểm ưu việt. Nhưng ngay cả như vậy thì việc thực hiện tích hợp cũng vô cùng phức tạp. Bởi lẽ, danh mục các loại quy hoạch không chỉ là một hay hai loại mà chỉ riêng hệ thống quy hoạch cấp quốc gia theo quy định ngay trong dự thảo Luật này đã bao gồm rất nhiều loại: Từ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến quy hoạch ngành quốc gia. Chưa kể quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn cũng là các “phân hệ con”, chi tiết của các quy hoạch cấp trên thì quản lý như thế nào trên hệ thống?

Đơn cử như quy hoạch ngành quốc gia, nếu theo phương pháp tích hợp thì có đến 38 “lớp” thuộc 38 danh mục quy hoạch ngành quốc gia của 3 lĩnh vực được nêu trong dự thảo Luật gồm ngành kết cấu hạ tầng quốc gia, ngành sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường quốc gia. Liệu có một thuật toán, phần mềm hay giải pháp nào kết nối được 38 danh mục này về cùng một hệ quy chiếu để thực hiện các kỹ thuật chia sẻ dữ liệu từ dữ liệu trung tâm quốc gia; đồng thời, xây dựng được các giải pháp kiểm tra sự chồng chéo, chồng lấn của quy hoạch trước với quy hoạch sau hay không?

Đó là chưa kể, quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia tại Điều 41, theo đánh giá của các ĐBQH cũng khó có thể đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. ĐB Hà Thị Lan (Bắc Giang) nêu rõ, theo quy định này thì sẽ vẫn tiếp tục duy trì hệ thống thông tin phân tán do các bộ, ngành, địa phương xây dựng, quản lý và cung cấp. Như vậy, tình trạng chậm trễ, thiếu khách quan trong việc cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia cũng sẽ khó mà khắc phục được.

27 ĐBQH phát biểu trên hội trường trong tổng số gần 500 ĐBQH có thể chưa phản ánh đầy đủ ý kiến, sự đánh giá của các nhà lập pháp về tính khả thi của dự thảo Luật Quy hoạch. Nhưng từ những băn khoăn, e ngại rất chính đáng này, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đã yêu cầu cơ quan soạn thảo, cơ quan tiếp thu, chỉnh lý phải tiếp tục ngồi lại với nhau để giải trình thuyết phục hơn, bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ và khả thi của dự thảo Luật. Đó cũng là cơ sở để ĐBQH thực sự yên tâm khi bấm nút biểu quyết dự án Luật này.

Bạch Long/ Theo Đại biểu nhân dân

Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ

15:57 Thêm bình luận

Những trường học có kiến trúc tuyệt đẹp ở Ấn Độ dưới đây không chỉ đơn thuần để học mà còn là không gian sống tốt sẽ chinh phục bạn khi đến đây.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 1.

Trường trung học Mary: Đây là một trong các trường nội trú tốt nhất ở Ấn Độ, ngôi trường này nằm ở một nơi tách biệt với cuộc sống thành thị rất yên tĩnh cho học tập, không bị ồn ào tác động xấu từ khu dân cư.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 2.

Trường Montfort, Yercaud: Trường Montfort được bao quanh bởi các ngọn đồi tạo ra sự yên tĩnh, thoải mái cho việc học và nghiên cứu.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 3.

Trường Cao đẳng Mayo, Ajmer: Bạn có thể xem ảnh của trường này trên tem của bưu điện Ấn Độ. Trước đó trường này được biết đến như là một trường học dành riêng cho quý tộc.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 4.

Trường Di sản, Pune: Ngôi trường này có hình dáng hoàn toàn độc đáo, rất tuyệt vời khi bạn được học và trải nghiệm ở đây.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 5.

Trường học của Welham Girl, Dehradoon: Miss Oliphant thành lập trường này để cung cấp nơi giáo dục hàng đầu cho các cô gái. Ngôi trường có kiến trúc độc đáo này luôn thu hút hàng nghìn người môi ngày đến thăm quan.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 6.

Trường Lawrence School, Lovedale: Ngôi trường này nằm ở Ooty, nơi có khung cảnh tuyệt đẹp là sự trải nghiệm tuyệt vời cho bất kỳ ai đến thăm quan và trải nghiệm.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 7.

Trường Bede, Shimla: Một trong những trường tốt nhất ở Shimla, Ấn Độ, nơi cung cấp một môi trường tuyệt vời để học tập, nghiên cứu và phát triển.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 8.

Trường Kasiga, Dehradun: Khuôn viên của trường này được mở rộng với sân cricket và các hạng mục khác tạo nên không gian học tập vô cùng thoải mái.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 9.

Trường Blue Mountains, Ooty: Một trong những trường học tốt nhất ở Ấn Độ có khuôn viên trường học rộng rãi đáng kinh ngạc. Những sân chơi riêng biệt cho các môn thể thao khác nhau như cầu lông, bóng rổ, cricket, bóng bàn và bóng chuyền sẽ giúp nhiều học sinh thư giãn rèn luyện sức khỏe sau những giờ học căng thẳng.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 10.

Trường tưởng niệm Goethals, Kurseong: Ngôi trường này tạo ra những điều tốt đẹp ở Kurseong. Học sinh có cơ hội học tập ở trường này sẽ là những người may mắn với những điều đặc biệt ở nơi đây.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 11.

rường Woodstock, Mussoorie: Trường này nằm ở lưng chừng núi, nơi có phong cảnh tuyệt vời, không gian hùng vĩ tạo ra cảm giác vô cùng thoải mái và sảng khoái.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 12.

Trường Paul’s, Darjeeling: Cảnh quan xanh tươi của Darjeeling giúp nuôi dưỡng những trí óc trẻ thơ một cách đặc biệt.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 13.

Trường Wynberg-Allen, Mussoorie: Tổng diện tích của trường này là hơn ba trăm mẫu Anh. Các khu học riêng biệt có thể thấy ở đây có cả không gian dành cho người cao tuổi và các bạn học sinh.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 14.

Trường quốc tế Jayshree Periwal, Jaipur: Hầu hết các em đều vui mừng khi được học ở đây vì vẻ bề ngoài giống lâu đài của nó.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 15.

Trường Bishop Cotton, Shimla: Một nơi học tập tuyệt vời cho những trẻ em thích sự độc đáo đan xen sự lãng mạn.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 16.

Trường Druk White Lotus, Leh: Trường này nằm ở những đỉnh núi chênh vênh cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, nơi những bài học về văn hoá Phật giáo Tây Tạng được trình bày rất nhiều ở đây.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 17.

rường Cao đẳng Rajkumar, Rajkot: Trường này được thành lập cho các hoàng tử và hoàng thân của họ học tập với những kiến trúc hoàng gia đó, ngôi trường luôn được nhiều người đến thăm quan.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 18.

Trường Cao đẳng Sherwood, Nainital: Đây là trường nằm ở lưng chừng dãy núi, nơi quanh năm chìm trong mù sương.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 19.

Trường Cao đẳng George, Mussoorie: Khuôn viên của trường này trải dài khoảng bốn trăm mẫu Anh. Các cơ sở chức năng rất đa dạng như phòng tập thể dục, sân quần vợt, hồ bơi, bệnh viện được trang bị tiện nghi cho bất kỳ ai khi vào ngôi trường này.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 20.

Trường Công Lập Dalhousie, Dalhousie: Sinh viên có cơ hội học tập ở đây thật sự là điều may mắn khi được thưởng thức vẻ đẹp của trường phái kiến trúc đặc biệt này cùng với chất lượng của hệ thống giáo dục tiên tiến này.

Các trường học có kiến trúc đẹp nhất Ấn Độ - Ảnh 21.

Trường Scindia, Gwalior: Là một trường đáng tự hào, là nơi đào tạo ra các ngôi sao như Salman Khan và Anurag Kashyap. Cảnh quan tuyệt đẹp của Gwalior đã góp phần tạo ra những con người có tâm trí sáng tạo và lãng mạn.

Theo VTV


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam