Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 207 – 2017

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 207 – 2017

15:15 Thêm bình luận

Bạn đọc thân mến!

Bước sang thế kỷ 21, phát triển đô thị thông minh đã trở thành xu thế chung. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 thành phố đã triển khai các chương trình để thực hiện hóa mục tiêu trở thành đô thị thông minh. Mỗi quốc gia hoặc thành phố lựa chọn cách riêng để đạt mục tiêu của mình phụ thuộc vào bối cảnh phát triển. Việt Nam với vai trò của một quốc gia khởi nghiệp, hướng đến các giá trị bền vững và một nền kinh tế tri thức cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trên cở sở ứng dụng hệ thống hạ tầng công nghệ cao sẽ tạo nên những thay đổi căn bản về quản lý đô thị, giao thông đô thị, phát triển hạ tầng tiện ích dịch vụ đô thị và cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên vì đang trong các giai đoạn thử nghiệm ban đầu nên việc ứng dụng phát triển mô hình thông minh còn nhiều khó khăn và thách thức. Rất cần một chiến lược đồng bộ một chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển đô thị thông minh giúp các đô thị có thể phát triển khả quan, hài hòa, hợp tác tốt ngay từ giai đoạn đầu phát triển.

BÌA CHUẨN-01-01

Để làm rõ các vấn đề trên, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số này trân trọng gửi đến bạn đọc chùm bài viết chuyên đề: “Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam – Con đường và giải pháp” trong đó tập trung các mục tiêu, chiến lược hành động cũng như phân tích các yếu tố cơ sở hạ tầng, ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu, dự báo và lựa chọn được các mô hình, cấp độ phát triển đô thị thông minh phù hợp giúp đô thị phát triển bền vững, thông minh, có bản sắc và hạn chế các tác động tiêu cực. Cùng với đó, các chuyên gia phân tích sâu sắc kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh trên thế giới, gợi ý giải pháp phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam hiện nay.

Cũng trong số này, Các vấn đề như sự kiện giải thưởng kiến trúc xanh Spec Go Green; Hoàn thiện Thông tư 17 về cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư sẽ được đề cập trong chuyên mục Sự Kiện. Bên cạnh đó, một số công trình tiêu biểu như Tokyo Tower hòa nhập thiên nhiên với vẻ đẹp Nhật Bản, giải pháp “nhà thông minh” giúp con người tiến bộ vượt bậc trong cuộc sống hàng ngày, giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Adward 2017, hệ nhôm cầu cách nhiệt hiệu quả Euroha Thermal Break, Công nghệ mới cho công trình ven biển Ocean Black Fin, cửa gỗ chống cháy, mái lợp phủ đá… với các ưu thế và tính năng mới cũng được chọn lựa trong các chuyên mục Góc thiết kế, Doanh nghiệp dự án, công nghệ vật liệu số này. Các chuyên mục còn lại cũng sẽ mang đến góc nhìn chuyên môn thú vị ở nhiều góc độ tạo dựng môi trường vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng cho công trình, quản lý đô thị và mô hình công trình cao tầng “thông minh” của thế giới.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm: Giải tỏa các công trình cơi nới, lấn chiếm

Chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm: Giải tỏa các công trình cơi nới, lấn chiếm

14:35 Thêm bình luận

Góp ý dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bộ Xây dựng thống nhất về cách tiếp cận nghiên cứu, đánh giá tổng quan, tuy nhiên, Bộ cũng chỉ ra các nội dung điều chỉnh cụ thể để đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật, kiến trúc, mỹ quan đô thị đối với khu vực đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, hạng mục cây xanh xung quanh hồ và việc giải tỏa các công trình cơi nới, lần chiếm cần được lưu ý.

Từ năm 2010, UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu phương án cải tạo, chỉnh trang hạ tầng không gian kiến trúc hồ Hoàn Kiếm nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Tháng 1/2017, TP Hà Nội đã tổ chức triển lãm trưng bày thiết kế phương án, lấy ý kiến cộng đồng dự án đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Chủ trương cải tạo, chỉnh trang tổng thể khu vực Hồ Gươm được thành phố Hà Nội thông qua bao gồm Cải tạo, nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng xung quanh Hồ Gươm; chiếu sáng trang trí xung quanh hồ; cây xanh, cảnh quan xung quanh hồ bằng nguồn vốn ngân sách.


Ảnh minh họa.

Ngày 06/6/2017, UBND TP Hà Nội gửi công văn xin ý kiến Bộ Xây dựng về dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Sau khi nghiên cứu, ngày 27/6/2017, Bộ Xây dựng có công văn góp ý. Bộ Xây dựng thống nhất về cách tiếp cận nghiên cứu, đánh giá tổng quan. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật, kiến trúc, mỹ quan đô thị đối với khu vực đặc trưng của Thủ đô Hà Nội đề nghị cần bổ sung làm rõ.

Đối với lát hè và đường dạo, Bộ Xây dựng yêu cầu cần có phương án thiết kế cho từng khu vực về: sử dụng vật liệu, hình thức, màu sắc. Hồ sơ bản vẽ gửi kèm còn sơ lược, đơn điệu chưa phù hợp với cảnh quan khu vực.

Đối với cây xanh, Bộ Xây dựng nhận thấy bản vẽ hiện trạng cây xanh sơ sài, phương án thay thế cây mới cần chỉ rõ từng vị trí (có bảng thống kê, phân loại, đánh số chủng loại cây; vị trí, ký hiệu các loại cây và lập hồ sơ cho từng cây phục vụ công tác quản lý).

Bộ Xây dựng yêu cầu chủng loại cây phải đồng nhất trên trục tuyến đường, trong khu vực vườn hoa. Cây xanh cần thể hiện: đường kính, phân cành, màu sắc lá, hoa. Hệ thống bó vỉa các bồn cây, bồn hoa không nên làm nổi trên mặt đất chiếm diện tích vỉa hè đường dạo; Tổ chức không gian cây xanh theo mảng khối đạt mục tiêu tôn tạo nâng cao giá trị cảnh quan cho khu vực; sử dụng dạng điểm để tạo thành cây xanh điểm nhấn như vườn hoa công cộng và bố trí những khu vực tiểu cảnh tạo cảnh quan xung quanh hồ để khách tham quan có thể dừng chân, ngồi nghỉ chụp ảnh, có thể khai thác các hoạt động dịch vụ văn hóa, vui chơi xung quanh hồ.

Đối với Khu vực đền Bà Kiệu và tượng đài Cảm tử, Bộ Xây dựng yêu cầu phải giải tỏa các công trình cơi nới, lấn chiếm không gian tại khuôn viên vườn hoa đền Bà Kiệu; Xem xét nghiên cứu cải tạo không gian cảnh quan cây xanh xung quanh về phía sau và vườn hoa phía trước tượng đài. Những nội dung này cần nghiên cứu kỹ và thể hiện rõ trên hồ sơ bản vẽ.

Đối với khu vực café Bốn mùa – Hapro, yêu cầu có bản vẽ hiện trạng và phương án cải tạo kiến trúc cảnh quan. Ngoài ra còn các khu vực khác: Giải tỏa các không gian lấn chiếm tiếp giáp với nhà hàng Thủy Tạ (hiện nay đã không còn giữ được hình ảnh kiến trúc nguyên trạng), cải tạo các kiốt, nhà vệ sinh…

Đối với các trang thiết bị tiện ích, cần có giải pháp thiết kế đối với hệ thống thùng thu gom rác và quầy bán nước tự động, nhà vệ sinh, biển hiệu, nội quy và pano tại các vị trí cần thống nhất về kiểu dáng đảm bảo tính mỹ thuật; Nghiên cứu bổ sung hệ thống ghế nghỉ phục vụ công cộng, chỗ ngồi kết hợp bó vỉa bãi cỏ tại các khu vực có độ dốc lớn và các khu vực tiểu cảnh xung quanh hồ. Thiết bị chiếu sáng trong khu vực nghiên cứu phải nghiên cứu kiểu dáng phù hợp cho từng khu vực. Giải pháp chiếu sáng và màu sắc ánh sáng chưa được nghiên cứu sâu đối với từng khu vực; hệ thống chiếu sáng cho cây xanh, mặt nước, đường đi bộ… cần nghiên cứu thống nhất và đồng bộ.

Đối với hạ tầng, các hạng mục thoát nước mặt, cấp nước tưới cây, hệ thống điện, cáp ngầm cần nghiên cứu cụ thể.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu bổ sung các công trình điêu khắc trang trí ngoài trời, khai thác đề tài về danh nhân, nhân vật lịch sử, tác phẩm điêu khắc nghệ thuật… đặt ở một số vị trí xung quanh hồ nhưng phải phù hợp cảnh quan vị trí đặt; lưu ý khai thác cảnh quan một cách tối đa và tạo điểm nhấn cho khu vực.

Các đề xuất về kiến trúc cảnh quan, cây xanh, chiếu sáng cần có ý tưởng và được thể hiện trên các bản vẽ và hồ sơ thuyết minh.

Phương Liên/BXD


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

16:41 Thêm bình luận
Với thiết kế mở, lạ mắt căn hộ sau đây tại thủ đô Budapest của Hungary gây ấn tượng cho bất cứ ai ghé thăm.

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Căn hộ xinh đẹp nằm ngay tại trung tâm thủ đô Budapest. Vị trí đắc địa này giúp gia chủ vừa có thể quan sát công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố là toà nhà Quốc hội vừa ngắm nhìn phong cảnh yên bình của sông gần đó.

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Do Margeza Design Studio thiết kế, căn hộ gây ấn tượng mạnh bởi màu sắc bắt mắt, chi tiết lạ mắt.

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Một trong những điểm nhấn ở đây là nhà có nhiều cửa sổ lớn đón ánh sáng tự nhiên tràn vào, tạo ra bầu không khí thoải mái.

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Thảm trải sàn trong phòng khách cũng được lựa chọn tinh tế, có hình giống như bản đồ của Budapest, với một dấu chấm nhỏ màu đỏ hiển thị vị trí của căn hộ.

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Tường được trang trí với mảng xanh lá cây làm sáng lên không gian sống.

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Ấn tượng căn hộ thiết kế mở ở Budapest

Hai tầng của căn hộ rộng 110 m2 này chứa phòng khách rộng rãi, hai phòng ngủ và một phòng học và sân hiên cho phép bạn phơi đồ và ngắm cảnh.

Thịnh Châu (F.Home)/Cafeland

Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Eco-Lake View tiếp tục gây “nóng” thị trường bất động sản

Eco-Lake View tiếp tục gây “nóng” thị trường bất động sản

16:31 Thêm bình luận

Ngày 25/6 vừa qua, tại Văn phòng bán hàng dự án (số 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội), lễ ra mắt chính thức tòa HH3 – dự án Eco-Lake View do chủ đầu tư Ecoland phối hợp với các đơn vị phân phối tổ chức đã thu hút hàng trăm khách hàng và nhà đầu tư tham dự.

Trong đợt “bung hàng” lần này, chủ đầu tư đã đưa thêm các chính sách giá và chiết khấu hấp dẫn hơn, cùng nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt. Chị Nguyễn Quỳnh Trang (nhân viên văn phòng, quận Thanh Xuân), khách hàng đăng ký mua căn hộ Eco-Lake View thành công chia sẻ: “Gia đình tôi đã suy nghĩ và cân nhắc rất nhiều khi chọn mua căn hộ tại khu vực Hoàng Mai. Mặc dù có nhiều dự án với chính sách bán hàng tốt, tuy nhiên cuối cùng vợ chồng tôi vẫn quyết định mua nhà tại Eco-Lake View vì thiết kế dự án khá ổn, vị trí đắc địa và các chính sách hỗ trợ tài chính rất tốt”.

Không chỉ được tư vấn để lựa chọn những căn hộ phù hợp nhất, khách hàng đến tham dự lễ ra mắt chính thức tòa HH3 – dự án Eco-Lake View và đăng ký đặt mua thành công còn nhận được nhiều quà tặng giá trị từ chủ đầu tư, đơn vị phân phối như chuyến du lịch khám phá Trung Đông, Đài Loan, Hàn Quốc, cùng nhiều quà tặng giá trị khác.

Đại diện của đơn vị phân phối Đất Xanh Miền Bắc chia sẻ: “Eco-Lake View là một trong những dự án “nóng” hiện nay mà chúng tôi phân phối. Khách hàng quan tâm đến dự án rất nhiều, trong lần ra mắt tòa căn hộ HH3 này, chỉ trong tuần đâu tiên, đã có gần 70 khách hàng đặt cọc mua Eco-Lake View. Với thông tin tổng quan thị trường mà chúng tôi có được, tôi khẳng định rằng Eco-Lake View là bất động sản tầm trung giao dịch sôi động nhất tại phía Tây Nam Thủ đô hiện nay”.

Tòa căn hộ HH3 dự án Eco-Lake View được chủ đầu tư bố trí và thiết kế rất khoa học với diện tích các căn hộ linh hoạt từ 53-103m2, với 2-3 phòng ngủ. Hệ thống cửa sổ, ban công rộng thoáng để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cũng như mở rộng tầm nhìn hướng ra không gian xanh. Tất các các căn hộ của HH3 đều có view thông thoáng như: phía Nam view hồ Linh Đàm; hướng Bắc view sân tập golf, sân bóng, sân tennis,…hướng Đông view đường Giải Phóng; hướng Tây view đường nội khu của dự án. Điều này đảm bảo các căn hộ của HH3 đều có được ánh sáng tự nhiên và mang lại không gian sống hoàn hảo dành cho cư dân tại đây.


Đây là tòa căn hộ đẹp nhất dự án Eco-Lake View.

Cư dân tòa căn hộ HH3 còn được thừa hưởng đầy đủ các tiện ích nội khu hiện đại như: bãi đỗ xe trên cao, bể bơi ngoài trời, nhà trẻ, trung tâm thương mại, gym & spa, sân tenis, sân tập golf, sân bóng đá mini… Bên cạnh đó, Eco-Lake View nằm trong quần thể KĐT Đại Kim – một trong những chuỗi KĐT đầu tiên tại Hà Nội nên dự án này còn được kế thừa những giá trị có sẵn tại khu vực như hệ thống trường học; bệnh viện đầu ngành, các bến xe, khu mua sắm, siêu thị. Ngoài các tiện ích nội khu đáp ứng nhu cầu của cư dân, Eco-Lake View còn là dự án nội đô hiếm hoi mà chủ đầu tư dành tới gần 80% diện tích để đầu tư không gian xanh, cảnh quan tiện ích.

Với mức giá dự kiến chỉ từ 1,3 tỷ đồng cùng chính sách bán hàng linh hoạt ưu đãi lãi suất 0% cho đến khi có thông báo bàn giao nhà từ chủ đầu tư. Đây được xem là cơ hội hấp dẫn cho người trẻ có cơ hội được sở hữu căn hộ cao cấp với mức giá hợp lý tại Eco-Lake View.

Thông tin liên hệ:

Đơn vị phân phối chính thức: Hệ thống Siêu thị Dự án Bất động sản STDA và hệ thống Mentor, Connector của nghemoigioi.vn. Hotline 0972 631 361

Công ty CP dịch vụ và địa ốc Đất Xanh Miền Bắc. Hotline: 091 592 3030

Công ty CP BĐS Hải Phát. Hotline 093 883 5686.

Nhi Hà/BXD


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Bến thuyền khổng lồ làm sạch dòng sông ở Seoul

Bến thuyền khổng lồ làm sạch dòng sông ở Seoul

16:31 Thêm bình luận

Bến thuyền nổi Manta Ray của Vincent Callebaut là một thiết kế cảnh quan thực nghiệm nhằm khôi phục môi trường tự nhiên bền vững ở Seoul.

Được phát triển trong một cuộc thi mang tính quốc tế, Manta Ray là dự án bến thuyền nổi sử dụng các cây trồng trong đầm lầy để làm sạch sông Hàn một cách tự nhiên và sản xuất ra 100% nhu cầu về năng lượng thông qua các nguồn tái tạo.

Manta Ray là mẫu thiết kế mới nhất trong danh mục ý tưởng thiết kế xanh của hãng Vincent Callebaut. Dự án mang lại hiệu quả tiếp cận đa tầng, khởi đầu là sự chuyển đổi công viên Yeouido trên bờ sông Hàn thành một “trung tâm văn hóa đích thực” được củng cố bởi hệ thống xà cái có độ bền cao. Một rừng cây liễu được đề xuất trồng trong công viên cũng như dọc theo bờ sông để chống lũ lụt. Đường dành cho người đi bộ, làn xe đạp được xây dựng thêm dọc theo con sông.

Bến phà nổi 3 tầng Yeoui-Naru tách ra khỏi công viên và có thể nằm phía trên bến du thuyền và những khu vườn. Phía trên bến thuyền có cấu trúc hình ray bao gồm khu vực tiếp tân, khu giải trí, nơi cung cấp thực phẩm, không gian triển lãm và giáo dục. Các cấu trúc hình cây được làm từ gỗ dán nhiều lớp có nguồn gốc từ rừng Hàn Quốc. Tầng cao nhất của bến thuyền là không gian quan sát với tầm nhìn bao quát quanh đảo Ban cùng với một vườn cây trên tầng thượng.

Manta Ray tự sản sinh ra năng lượng từ một loạt các nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng mặt trời được thu từ 4.552m2 pin mặt trời được lắp đặt trên mái và mặt tiền được trang bị kính nhiều lớp. Một hệ thống 52 cây CLT có gắn các tuabin gió. Chất thải hữu cơ và phân hủy sinh học từ công viên Yeouido sẽ được thu gom để sử dụng tại nhà máy biomethanation để cung cấp năng lượng cho Manta Ray.

Thu Giang (theo Inhabitat)/BXD


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Những điều cần biết về kiến trúc xanh công nghệ cao

Những điều cần biết về kiến trúc xanh công nghệ cao

16:31 Thêm bình luận

Kiến trúc công nghệ cao và kiến trúc xanh là hai phạm trù riêng biệt của thiết kế kiến trúc. Tuy nhiên, sự kết hợp của hai yếu tố này đem lại những hiệu quả thiết kế thiết thực, giúp giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng hơn so với kiến trúc thông thường. Bài viết đi sâu vào định nghĩa, giải thích và đánh giá loại hình kiến trúc xanh công nghệ cao, một khái niệm khá mới mẻ.


Trụ sở Ủy ban Năng lượng Malaysia (Putrajaya – Malaysia).

Định nghĩa Kiến trúc xanh công nghệ cao

Kiến trúc công nghệ cao (high-tech architecture) xuất hiện từ thập niên 1970, được xem như là một gạch nối giữa trường phái hiện đại (modernism) và hậu hiện đại (post-modernism) của kiến trúc thế giới, với nhiều đại diện xuất sắc như KTS. Bruce Graham (người Mỹ), Renzo Piano (người Ý) và Santiago Calatrava (người Tây Ban Nha). Riêng nước Anh đã đóng góp đến 04 ngôi sao sáng là KTS. Norman Foster, KTS. Richard Rogers, KTS. Michael Hopkins và KTS Zaha Hadid. Nhật Bản cũng là quốc gia tiêu biểu trong trào lưu kiến trúc hiện đại của thế giới, khởi đầu với KTS. Kenzo Tange và được tiếp nối với các kiến trúc sư tên tuổi như Fumihiko Maki, Kisho Kurokawa, Shin Takamashu…

Đặc điểm dễ nhận biết của kiến trúc công nghệ cao là sự kết hợp các yếu tố công nghệ với những phát minh mới nhất về kết cấu và vật liệu nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa cho những ý tưởng tạo hình của kiến trúc sư thêm phần bay bổng, điều mà trước đó do hạn chế về công nghệ rất khó thực hiện được, và còn góp phần truyền đi những thông điệp mang tính thời đại, thậm chí đi trước thời đại của kiến trúc sư. Hệ kết cấu – kết cấu chịu lực và kết cấu vỏ bao che – là ngôn ngữ tạo hình rất hiệu quả và được biểu hiện càng nhiều càng tốt, cả bên trong lẫn bên ngoài của công trình để tạo ra ấn tượng mạnh, đôi khi mang tính “siêu thực” như những thiết kế của KTS Zaha Hadid. Vật liệu cũng là một yếu tố chủ đạo được chú trọng khai thác trong kiến trúc công nghệ cao, cộng hưởng với kết cấu và các công nghệ tiên tiến khác như công nghệ năng lượng, công nghệ điều khiển thông minh… Trào lưu kiến trúc high-tech vẫn còn tiếp diễn mạnh mẽ đến ngày nay, sau 40 năm phát triển không ngừng. Song song với dòng chảy chính thống là những biến thể mới cũng như xu hướng mới, mà một trong số đó là kiến trúc xanh công nghệ cao (high-tech green architecture).

Kiến trúc xanh, theo TS. Robert Vale và GS. Brenda Vale, là một cách thức tiếp cận có ý thức tới môi trường xây dựng, liên quan đến giải pháp tổng thể thiết kế các công trình, trong đó tất cả các nguồn tài nguyên đầu vào, bất kể đó là vật liệu xây dựng hay nhiên liệu, năng lượng hay nước, và kể cả sự đóng góp của người sử dụng công trình đều được xem xét liệu tính bền vững có được tạo ra. Trong khi đó, theo định nghĩa của Từ điển Cambridge, Kiến trúc xanh là hoạt động thiết kế các công trình theo cách thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bao gồm việc sử dụng năng lượng sạch được tạo ra bởi gió, nước và mặt trời. Còn Hiệp hội Xây dựng Bền vững Anh Quốc quan niệm Kiến trúc xanh là phương pháp thiết kế một cách bền vững các công trình xây dựng, với sự quan tâm sâu sắc và thường trực đến môi trường. Kiến trúc xanh sử dụng các giải pháp thiết kế chủ đạo làm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái, chẳng hạn như sử dụng năng lượng có hiệu quả nhằm làm giảm phát thải các-bon. Hệ sinh thái tự nhiên của hành tinh là mô hình ở tầm vĩ mô cho kiến trúc sư sử dụng và mô phỏng ở một tỷ lệ thu nhỏ trong phạm vi một công trình được thiết kế có sử dụng các giải pháp xanh, chẳng hạn như vật liệu xây dựng, nước và năng lượng. Một chuyên gia về công trình xanh – TS. Nirmal Kishnani – nhận định rằng “kiến trúc xanh” là một bước trung gian trên lộ trình cho một công trình kiến trúc thông thường dần trở thành một công trình kiến trúc bền vững, vì “bền vững” có nghĩa là “không gây hại”, còn “xanh” được hiểu là “ít gây hại hơn”.

Khi biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường trở thành vấn đề thời đại và mang tính toàn cầu, tác động trực tiếp và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của loài người, thì kiến trúc xanh và kiến trúc bền vững trở thành một trào lưu thiết kế trên thế giới, đã thâm nhập vào Việt Nam và không sớm thì muộn cũng là sự lựa chọn tất yếu. Trong thực tế, có nhiều giải pháp được áp dụng để giúp công trình trở nên xanh hơn, tiệm cận dần tới đích đến cuối cùng là kiến trúc bền vững. Kiến trúc xanh công nghệ cao (high-tech green architecture) là một trong số đó. Kiến trúc xanh công nghệ cao phổ biến ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Australia, Singapore,… những nơi có tiềm lực khoa học mạnh và nguồn tài chính dồi dào, cho phép hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế mới, độc đáo và mang tính đột phá về công nghệ. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày một sâu rộng, kiến trúc xanh công nghệ cao cũng được xem như một mặt hàng xuất khẩu từ các quốc gia phát triển đến phần còn lại của thế giới.

Công nghệ

Kiến trúc xanh công nghệ cao có thể được hiểu một cách nôm na là sự kết hợp của “kiến trúc xanh” và “kiến trúc công nghệ cao”, nghĩa là loại hình kiến trúc có áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất nhằm đảm bảo tiện nghi cư trú cũng như chất lượng ở và môi trường học tập/làm việc tốt nhất có thể cho người sử dụng, đồng thời giảm thiểu đáng kể tác động bất lợi đến môi trường sinh thái so với các công trình cùng quy mô cũng như thể loại được thiết kế theo nguyên lý thông thường. Có thể thấy rõ 5 lĩnh vực mà kiến trúc xanh công nghệ cao hướng tới: công nghệ năng lượng, công nghệ nước, công nghệ vật liệu, công nghệ thi công xây lắp và công nghệ quản lý – vận hành công trình.

Về công nghệ năng lượng, kiến trúc xanh công nghệ cao chú trọng trước tiên giải pháp thiết kế cấu trúc một cách thông minh, ví dụ như tạo các hình khối gọn gàng để tiết kiệm diện tích thừa, có tác dụng giảm lượng điện năng tiêu thụ không cần thiết, hoặc hình khối đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu kỹ hướng nắng và hướng gió cũng như các điều kiện tự nhiên – khí hậu riêng biệt của địa điểm xây dựng nhằm tận dụng các yếu tố có lợi, tối đa hóa trạng thái tiện nghi tự nhiên cho công trình, qua đó giảm thiểu việc sử dụng năng lượng.

Kiến trúc sư có thể thiết kế các bề mặt vát hoặc đưa mái và hình khối bên trên đua ra nhằm tạo bóng đổ bản thân lên bề mặt bên dưới, ngoài ý nghĩa nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình theo quan điểm kiến trúc hiện đại. Giải pháp thiết kế còn được thể hiện ở cách bố trí các phòng phụ trợ như kho, khu vệ sinh và buồng thang về hướng bất lợi (tiếp xúc với gió lạnh và/hoặc hơi nóng) để các không gian chính được tiện nghi. Khi thiết kế kiến trúc đã hoàn hảo, giải pháp kỹ thuật sẽ được áp dụng để hỗ trợ cho sự hoàn hảo đó, như tối ưu hóa lớp vỏ bao che sao cho lớp vỏ này hoạt động giống như bộ lọc khí hậu, cho phép các yếu tố có lợi như ánh sáng tự nhiên và không khí sạch đi sâu vào bên trong công trình, đồng thời ngăn bức xạ có hại và hơi nóng bên ngoài xâm nhập.

Tiếp đó, công nghệ khai thác năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, sóng biển… tùy tiềm năng của từng địa phương khi được triển khai và tích hợp sẽ phát huy vai trò tích cực về môi trường, để công trình chủ động hơn về năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cấp bên ngoài sử dụng nhiên liệu hóa thạch đầu vào gây ô nhiễm. Sưởi ấm là nhu cầu chính đối với công trình ở các nước xứ lạnh, trong khi đó làm mát là yêu cầu bắt buộc đối với kiến trúc ở vùng nhiệt đới. Sưởi ấm và làm mát tiêu thụ một lượng điện năng khá lớn. Do vậy, tiết kiệm năng lượng cho công trình đồng nghĩa với việc trước tiên cần giảm thiểu năng lượng dùng để sưởi ấm và/hoặc làm mát. Các nhà khoa học đã đề xuất thu hồi lượng nhiệt thừa sản sinh khi công trình vận hành để làm mát cho các không gian bên trong ban ngày và tận dụng lượng nhiệt thừa đó để sưởi ấm ban đêm khi nhiệt độ hạ xuống thấp, tạo ra một chu trình khép kín.

Tương tự như vậy, lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và lòng đất theo mùa trong năm, các luồng không khí và nước sẽ trao đổi nhiệt qua một hệ thống kỹ thuật được lắp đặt trong long đất ở độ sâu được tính toán hợp lý cả về kỹ thuật lẫn kinh tế để điều chỉnh nhiệt độ theo hướng có lợi: sưởi ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè. Hệ thống này tiêu thụ rất ít năng lượng. Nếu có sự kết hợp đồng bộ của các giải pháp này, công trình sẽ đạt mức trung hòa về năng lượng (zero-energy) tức là năng lượng tự sinh đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Về lý thuyết, các công trình trung hòa năng lượng có mức phát thải CO2 bằng không.

Về công nghệ nước, kiến trúc xanh công nghệ cao thu hồi nước mưa để tưới cho các thảm thực vật bên trong cũng như bên ngoài công trình, tiết kiệm đáng kể nước sạch, sử dụng nước sạch vào mục đích khác có ý nghĩa hơn. Nước xám sẽ được thu hồi và làm sạch tại chỗ bằng giải pháp kỹ thuật màng mỏng membrane trong bể kín – lọc sơ bộ và tách một số hợp chất vô cơ ra khỏi nước sau đó khử trùng, kết hợp với giải pháp tự nhiên (lọc và làm sạch tiếp bằng thực vật trong bồn hoặc mương/ao sinh học ngoài trời có khả năng hấp thụ một số chất hữu cơ hòa tan trong nước trước khi được thu hồi và sử dụng để xả bồn cầu. Tỷ lệ phối hợp giải pháp kỹ thuật và giải pháp tự nhiên như thế nào (70% – 30% hoặc 50% – 50% hoặc một kịch bản khác) tùy thuộc điều kiện thực tế: diện tích khuôn viên, chi phí đầu tư, yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường, thời gian xử lý nhanh/chậm, hiệu suất xử lý cao/thấp… Lượng tiêu thụ nước sạch qua hai lần tiết kiệm sẽ giảm và lượng nước xám có thể được quay vòng, tái sử dụng nhiều lần. Khi thực vật được trồng hoặc thả với mục đích làm sạch nước, sự đa dạng sinh học tại chỗ cũng sẽ được cải thiện.

Về công nghệ vật liệu, các vật liệu được ưa chuộng nhất là nhôm, thép, hợp kim titan, kính, composite… với rất nhiều tính năng phong phú và ưu việt như nhẹ, bền, khó cháy, tự làm sạch, cách âm, cách nhiệt, phản quang… trong khi đó, các vật liệu truyền thống như bê tông cốt thép không những không mất đi tầm quan trọng của mình mà còn được cải tiến theo hướng đề cao tính biểu hiện và giá trị thẩm mỹ, chẳng hạn như bê tông trần siêu nhẵn, siêu mịn không cần phải ốp trát bề mặt. Một số vật liệu có tính năng đặc biệt được phối hợp sử dụng và hỗ trợ tích cực cho công nghệ năng lượng như tạo ra lớp vỏ có khả năng ngăn bức xạ, chống thất thoát nhiệt, song không cản tia nhìn và còn có khả năng phát điện từ nguồn ánh sáng mặt trời vì được tráng một lớp màng mỏng các tế bào pin quang điện trên bề mặt ngoài.

Về công nghệ thi công xây lắp, giải pháp cấu kiện tiền chế được áp dụng rộng rãi vì các ưu điểm nổi bật như tiết kiệm vật liệu và năng lượng chế tạo, độ bền cao, thi công nhanh, lắp ráp chuẩn, giảm thiểu sai sót hỏng hóc. Phương tiện thi công cơ giới, trong nhiều trường hợp tự động hóa sẽ giúp giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro và tai nạn.

Về công nghệ quản lý và vận hành, công nghệ thông minh đang dần chiếm lĩnh thị trường, khi tích hợp được nhiều chức năng điều khiển vận hành các hệ thống kỹ thuật vào cùng một đường dây, nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành, thể hiện rõ trong những hoạt động như điều khiển hệ thống (điều hòa không khí, tưới cây, sưởi ấm và làm mát…) làm việc theo ý muốn hoặc theo điều kiện thời tiết đã được lập trình trước, điều tiết đỗ xe, chiếu sáng nhân tạo, giám sát an ninh, bảo dưỡng công trình, phòng cháy chữa cháy tự động… Giải pháp quản lý và vận hành thông minh cũng giúp làm giảm đáng kể năng lượng sử dụng trong công trình.


Tòa tháp Ngân hàng Thương mại Frankfurt (Frankfurt Commerzbank).

Tòa tháp Ngân hàng Thương mại Frankfurt được đưa vào sử dụng năm 1997 là một ví dụ điển hình cho kiến trúc xanh công nghệ cao và cũng là một trong những thiết kế thành công nhất, được đánh giá cao nhất của KTS Norman Foster. Kiến trúc sư và cộng sự đã sử dụng hình tam giác đều làm cơ sở bố trí các khối văn phòng đạt điều kiện tiện nghi vi khí hậu tối đa, cung cấp môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Giải pháp thông gió và chiếu sáng tự nhiên được kết hợp với việc đảm bảo điểm nhìn tốt cho cả hai dãy văn phòng phía ngoài (nhìn ra khu trung tâm thành phố Frankfurt với sông Main) cũng như dãy văn phòng bên trong (nhìn vào không gian xanh của lõi tòa nhà), qua các khối văn phòng đặt so le nhau và khoảng cách giữa hai khối văn phòng trên/dưới được mở để đón gió và lấy ánh sáng. Các khoảng sân trời đó được tận dụng để cung cấp các dịch vụ tiện ích tại chỗ như nhà hàng, quầy giải khát, câu lạc bộ… cho nhân viên văn phòng. Lớp kính cường lực bên ngoài được chế tạo theo công nghệ low-e, giúp giảm thiểu tổn thất nhiệt về mùa đông khi văn phòng được sưởi ấm và tránh được tác động của bức xạ nhiệt vào mùa hè.


Structure concept.

Cả 5 gói giải pháp tiên tiến về công nghệ như đã nêu trên đều được vận dụng và phối hợp với nhau một cách hoàn hảo trong bản thiết kế, bên cạnh ý tưởng đơn giản song đầy sáng tạo, giúp công trình đạt hai giải cao nhất về thiết kế và công nghệ của Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh và Hội Kiến trúc sư Liên bang Đức. Công trình vận hành trong thực tế hiệu quả đến mức năng lượng tiêu thụ thực ít hơn 20% so với các tính toán khi thiết kế, bằng 50% so với các tòa tháp văn phòng hiện đại khác trong thành phố Frankfurt nói riêng và tại nước Đức nói chung. Bên cạnh đó, thời gian trong năm đạt mức tiện nghi nhiệt trong nhà theo cách thức tự nhiên lên tới 85%, thay vì có 60% như dự tính ban đầu. Công trình cũng góp phần tích cực vào việc tạo lập hệ sinh thái đô thị qua các giải pháp phủ xanh những khoảng không gian trống và thiết kế một số bề mặt có tính thẩm thấu cao giúp tái tạo nguồn nước ngầm.


Ecology Concept.

Trụ sở Ủy ban Năng lượng của Malaysia tại trung tâm hành chính quốc gia mới tại Putrajaya do KTS người Thái Lan Soontorn Boonyatikam thiết kế và hoàn thành thi công năm 2010 là một ví dụ gần gũi hơn với Việt Nam trên khía cạnh kiến trúc xanh công nghệ cao trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và trình độ phát triển không quá chênh lệch như trong trường hợp của Singapore. Công trình đã đạt chứng chỉ Bạch Kim theo tiêu chuẩn đánh giá Công trình Xanh hiện hành.

Một vài thông số trích lược sau minh họa cho tính hiệu quả của công trình có được thông qua các giải pháp thông minh về thiết kế và công nghệ: Mức độ chiếu sáng tự nhiên đạt tiêu chuẩn cho 50% diện tích sàn dù công trình có chiều sâu sàn và khối tích lớn, giảm 40% lượng nhiệt hấp thụ, tiêu thụ năng lượng chỉ ở mức 69 kWh/m2/năm – tức là tiết kiệm 60-75% so với các công trình khác tương đương về quy mô và tính chất sử dụng của Malaysia, năng lượng mặt trời đóng góp gần 10% vào tổng năng lượng sử dụng của công trình, nhu cầu điều hòa không khí giảm 30%, hiệu quả sử dụng nước sạch cao gấp rưỡi so với tiêu chuẩn chung của Malaysia, 88% lượng nước sử dụng được khai thác từ nước mưa và nước xám đã qua xử lý, chất thải được tái chế nên lượng rác thải giảm 75%, tỷ lệ người cảm thấy hài lòng với tiện nghi nhiệt là 86% và với mức độ trong lành của không khí là 95%, … Đó là những số liệu rất khả quan và ấn tượng.


Phần nội thất bên trong Putrajaya – Malaysia.

Hình dáng bên ngoài là điều kiện tiên quyết ban đầu cho sự hiệu quả về năng lượng của công trình. Hình khối được nghiên cứu đầu tiên nhằm tìm cách giảm nhiệt lượng hấp thụ và khai thác tối đa ánh sáng tự nhiên. Hình dáng như một cách thức truyền tải sự hiệu quả của công trình đã được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Lớp vỏ bao che láng nhẵn, dốc và phản chiếu đã làm cho công trình trở thành một điểm nhấn ngay lập tức. Với mỗi tầng phía trên lớn hơn tầng phía dưới, công trình trông có vẻ lớn hơn kích thước thực. Lớp vỏ bao che phản chiếu các hoạt động trên đường phố; công trình vươn cao lên bầu trời, dù chiều cao không thật sự lớn. Cửa sổ trên mái, hệ thống thu giữ nước mưa cùng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái là những thiết kế ứng phó với khí hậu và thân thiện với môi trường. Giếng trời thông tầng như một phần không thể tách rời của toàn bộ công trình, kết nối các không gian, phân bố ánh sáng tự nhiên đều cho các văn phòng được bố trí xung quanh. Được nhìn thấy từ mọi góc, không gian thông tầng là một công cụ định hướng để xác định sự tương quan của các không gian bên trong, đồng thời kết nối người sử dụng với môi trường bên ngoài.

Bố trí chiếu sáng của công trình.

Biểu đồ mặt trời cho thấy hiệu quả chiếu sáng.

Bản phân tích đánh giá cuối cùng của chủ đầu tư cho thấy công trình đã thể hiện được nhiều hơn và có giá trị cũng như ý nghĩa lớn hơn với người sử dụng và khách thăm quan công trình. Kể từ khi khai trương, Tòa nhà Văn phòng Ủy ban Năng lượng của Malaysia đã nhận được nhiều sự chú ý truyền thông và nhận được biệt danh Kim cương của Ủy ban Năng lượng Quốc gia và trở thành một biểu tượng của thiết kế Xanh trong khu vực Đông Nam Á .

Trong những năm gần đây, lớp vỏ công trình được đặc biệt chú ý thiết kế, vì đó là cấu trúc đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tiện nghi nhiệt của công trình xây dựng, có khả năng che nắng, giảm bức xạ và cách nhiệt cho công trình, bên cạnh giá trị thẩm mỹ và tạo hình cho mặt đứng. Thực tế cho thấy điều kiện thời tiết bên ngoài có thể thay đổi liên tục và rất nhanh theo giờ trong ngày, đôi khi với biên độ khá lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo tối đa tiện nghi vi khí hậu trong công trình, để chất lượng môi trường trong phòng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các yếu tố thời tiết. Một trong những hướng nghiên cứu áp dụng có hiệu quả nhất là tạo ra các kết cấu bao che có khả năng thay đổi độ đóng mở, che phủ theo điều kiện thời tiết, sử dụng công nghệ cảm biến. Đây cũng là một nội dung quan trọng của kiến trúc xanh công nghệ cao hiện nay.


Văn phòng giới thiệu sản phẩm kỹ thuật của hãng Kiefer (Bad Gleichenberg – Áo).

Kiefer Technic Showroom – một sản phẩm thiết kế công nghệ cao của hãng Ernst Giselbrecht & Partners năm 2010 tại thị trấn Bad Gleichenberg (Đông Nam nước Áo). Hệ vỏ bao che bên ngoài được chế tạo bởi các tấm hợp kim nhôm đục lỗ nhỏ có khả năng đóng mở gắn trên hệ khung thép và được vận hành bởi 56 động cơ cỡ nhỏ theo chương trình điều khiển tự động. Khi cần, lớp vỏ này hoàn toàn được khép kín hoặc hoàn toàn mở. Mức độ đóng/mở cũng rất đa dạng, khác nhau tùy thuộc mức tiện nghi yêu cầu của người sử dụng mà các tấm này được gập lại theo số lượng và góc độ được tính toán là cần thiết.

KTS Nguyễn Quang Minh (Khoa KT&QH-ĐHXD)


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Bộ Xây dựng ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Thế giới

Bộ Xây dựng ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Thế giới

16:31 Thêm bình luận

Sáng 28/6 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới (World Bank) về việc thiết lập quan hệ đối tác phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng bền vững, giai đoạn 2017-2021. Tham dự lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione.


Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới trao Biên bản ghi nhớ.

Biên bản ghi nhớ thể hiện sự cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng, hỗ trợ công tác phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng bền vững của Việt Nam, phù hợp với mục tiêu chung và điều kiện thực tế của mỗi bên. Bên cạnh đó còn mở ra cơ hội hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và chia sẻ về các lĩnh vực quản lý đô thị thông qua các hoạt động đào tạo cho các cơ quan chức năng của địa phương và nâng cao đào tạo cho học viên của Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển đô thị quốc gia và lồng ghép tính chống chịu của đô thị với quản lý rủi ro lũ lụt.

Tại buổi ký kết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá cao sự tham gia, giúp đỡ của World Bank trong việc tổ chức đối thoại APEC 2017 về phát triển đô thị bền vững. Bộ trưởng bày tỏ vui mừng về những ý tưởng sau nhiều lần trao đổi có chỉnh sửa để buổi hôm nay đã có bản dự thảo chính thức. Lễ ký kết này khẳng định lại ưu tiên, định hướng và công việc cốt lõi của Bộ Xây dựng trong thời gian tới. Một số vấn đề đã có tiến triển cụ thể, đơn cử là ý tưởng của Bộ Xây dựng về Luật Quản lý phát triển đô thị, hiện nay Quốc hội đã chính thức đưa vào chương trình xây dựng luật pháp và Bộ sẽ cố gắng để bảo vệ, thông qua luật này trong khoảng thời gian năm 2018.

Ngoài ra còn mộtsố luật nữa liên quan đến phát triển đô thị như Luật Kiến trúc cũng sẽ được Quốc hội thông qua và đưa vào chương trình xây dựng luật pháp, thời gian phê duyệt chỉ sau Luật Quản lý phát triển đô thị một thời gian ngắn.

Bộ trưởng còn nhấn mạnh: các lãnh đạo Việt Nam ngày càng khẳng định tầm quan trọng của tiến trình đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới của Việt Nam. Quá trình phát triển đô thị cũng đã được Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng thành lập một số hình thức kiểm tra, đánh giá các lĩnh vực phát triển đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới để kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh, tăng cường hiệu quả phát triển.

Bộ Xây dựng vẫn tiếp tục tham mưu cho Chính phủ những định hướng mới về phát triển đô thị. Vấn đề phát triển đô thị phải được quyết định bởi người dân đô thị nhưng đặc biệt được quyết định bởi các lãnh đạo quản lý đô thị, các công chức chuyên môn. Hiện nay, mặc dù đã có tiến bộ nhưng kinh nghiệm, tiêu chí cần có vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đã được nghiên cứu và tiếp thu những nghiên cứu của World Bank. Kiểm soát phát triển đô thị đang được cụ thể hóa và trước hết đang được thí điểm ở 5 đô thị lớn ở Việt Nam.

Vấn đề phát triển hạ tầng liên vùng hiện nay cũng đã được thúc đẩy, ý tưởng về dự án cấp nước liên vùng có chậm lại 1 chút do cần đánh giá lại và đặc biệt là lưu ý đến những khuyến cáo của World Bank về tổ chức triển khai và hiệu quả thu hồi vốn đầu tư. Sau đánh giá sơ bộ cần triển khai các dự án có tính chất liên vùng.

Bộ trưởng cũng mong rằng trong lễ ký kết sẽ cùng với World Bank phối hợp nghiên cứu khi triển khai một số dự án phát triển đô thị vùng duyên hải,vùng núi thì xác định vai trò của các cơ quan điều phối đẻ thực sự mang lại hiệu quả và giúp cho Chính phủ Việt Nam kiểm soát, nắm bắt vấn đề nhanh nhất.

Bộ trưởng cảm ơn Giám đốc và các cộng sự của World Bank trong thời gian ngắn đã có những triển khai và trao đổi với Bộ Xây dựng để ngày hôm nay có thể xem xét và ký kết biên bản ghi nhớ. Đồng thời, Bộ trưởng cũng tin tưởng rằng trong tương lai, quan hệ giữa Bộ Xây dựng và World Bank tại Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione cũng chia sẻ những vấn đề và thách thức đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực vượt qua. Việc ký kết biên bản là bước tiến quan trọng của Bộ Xây dựng. Ông Ousmane Dione cũng đề cập đến các vấn đề ưu tiên công cụ có chế để giúp cho việc quản lý đầu tư đô thị 1 cách hiệu quả trước những thách thức trong quá trình đô thị hóa. Lĩnh vực liên quan đến cải cách ngành nước cũng vô cùng quan trọng và nó nằm trong vấn đề kinh tế, tổ chức thể chế của ngành… tất cả đặt ra vấn đề nước ở đô thị rất quan trọng.

Ông Ousmane Dione cũng cho biết trong bối cảnh này, thách thức về biến đổi khí hậu cần có sự lồng ghép và điều phối giữa Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan để cùng thực hiện những nghị trình về tính thích ứng của đô thị. Về vấn đề liên quan ngành nước, World Bank cũng sẽ hỗ trợ và đào tạo các cán bộ ngành nước ở các địa phương đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ghi nhận sự hợp tác của cả 2 bên và cảm ơn sự lãnh đạo của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trong thời gian qua. Ông mong rằng trong năm tới sẽ hiện thực hóa được những thỏa thuận trong biên bản ghi nhớ.

Hà Đào/BXD


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Công nghệ xanh trong xây dựng – Giải pháp hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu

Công nghệ xanh trong xây dựng – Giải pháp hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu

16:31 Thêm bình luận

Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với nhân loại, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người, trong đó có hoạt động xây dựng. Để chủ động thích nghi và ứng phó với những diễn biến tiêu cực có thể xảy ra, việc ứng dụng các công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường vào lĩnh vực xây dựng đang trở thành một xu thế tất yếu.


Mái hiên làm bằng pin mặt trời có ưu điểm là hiệu quả kinh tế, gọn, nhẹ, có thể lắp bất kỳ ở đâu có ánh sáng mặt trời, tuyệt đối an toàn khi sử dụng và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là sự tiêu thụ năng lượng khổng lồ từ các công trình xây dựng. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phát thải CO2 của ngành công nghiệp xây dựng là trên 40% ở các nước châu Âu, khoảng 36% ở Nhật Bản, 28,8% ở Đài Loan. Theo Hội đồng công trình xanh Mỹ (USGBC), năng lượng sử dụng hàng năm của nhà ở và nhà thương mại là 39%, phát thải 30% khí nhà kính, cộng thêm năng lượng tự thân để chế tạo vật liệu xây dựng, vận chuyển đến nơi xây dựng và lắp đặt thì tổng năng lượng tiêu thụ lên đến 48%. Kiến trúc sư Edward Mazria (Mexico) đã chỉ ra rằng, xây dựng là nguồn gốc phát thải của gần một nửa lượng khí nhà kính toàn cầu, tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ, hàng năm chủ sở hữu các công trình thương mại đã phải chi 107,9 tỷ USD cho việc sử dụng năng lượng trong các công trình của mình. Do vậy, trong vài năm trở lại đây đã có nhiều công nghệ tiết kiệm năng lượng được ứng dụng vào các công trình kiến trúc nhà ở và sinh hoạt công cộng, góp phần giảm đáng kể lượng khí thải CO2 từ các tòa nhà. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ để đạt tiêu chuẩn quốc tế LEED (của Hội đồng công trình xanh Mỹ) mà còn mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho tất cả các công trình kiến trúc.

Theo xu thế chung của thế giới, thời gian qua Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong việc đưa công nghệ xanh vào các công trình xây dựng. Nhiều công trình đã đạt chứng nhận LOTUS (của Hội đồng công trình xanh Việt Nam) hoặc LEED nhờ ứng dụng công nghệ xanh, tiêu biểu như: Siêu thị Big C Dĩ An (Bình Dương); Nhà máy Công ty CP Việt Nam Mộc Bài (Tây Ninh); Văn phòng và nhà máy Mainetti (Đồng Nai); Tòa nhà xanh Liên hợp quốc (Hà Nội); Trung tâm Thương mại Big C Việt Trì (Phú Thọ); Trung tâm Thương mại Big C Ninh Bình (Ninh Bình); Nhà máy dệt may EGV (Hòa Bình)…

Tuy nhiên, để có thể chủ động trong việc thích nghi và ứng phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu, thì không chỉ các công trình lớn, công trình trọng điểm mà các công trình khác cũng cần được “xanh hóa”. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm chủ và đưa vào triển khai các công nghệ hiện đại, công nghệ xanh, sạch trên thế giới là hết sức cần thiết. Dưới đây xin giới thiệu một số công nghệ xanh tiềm năng, đang được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề nêu trên.

Pin năng lượng mặt trời

Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái và ốp tường bao ngoài nhà không chỉ hấp thụ năng lượng mặt trời mà còn tạo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình, giúp chuyển năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều. Sau đó, dòng điện này được chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều thông qua bộ chuyển đổi điện nối lưới (Grid Tie Inverter), đảm bảo nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời ở chế độ tốt nhất và cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình. Nó giúp các gia đình thêm chủ động về nguồn điện, góp phần tăng cường công tác triển khai các dạng năng lượng sạch, tái tạo. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt pin năng lượng mặt trời cỡ lớn vẫn còn khá cao, chưa thật sự phù hợp với các gia đình Việt Nam.

Công nghệ phủ HPS

HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt được thiết kế cho cả nội và ngoại thất, giúp hạn chế sự mất nhiệt bên trong của các công trình, giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải CO2 mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ chung của công trình. Đặc biệt, công nghệ này còn có tác dụng chống thấm, chống mốc và chống ôxy hóa, giúp duy trì nhiệt độ ở mức dễ chịu nhất cho không gian bên trong ngôi nhà, nên thực sự lý tưởng cho cả mùa nóng và mùa lạnh. Với các cửa sổ thường sử dụng công nghệ HPS-G (công nghệ phủ kính trong suốt), giúp ngăn hiện tượng bức xạ nhiệt; còn các bức tường nội/ngoại thất có thể xử lý bằng các công nghệ HPS-X, HPS-I tương ứng, trong đó công nghệ HPS-X có khả năng ngăn cản sự tản nhiệt, còn HPS-I ngăn ngừa sự chuyển dịch của các dòng khí nóng.


Khả năng cách nhiệt của công nghệ phủ HPS.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, lớp phủ HPS ngăn không cho khí nóng hoạt động, chặn được khoảng 99% tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại, giúp giảm nhiệt độ trong nhà từ 5 đến 8oC và giảm khoảng 20-30% chi phí điện năng cho công trình. Sản phẩm không gây ra bất cứ nguy hại nào cho môi trường, có thể áp dụng trên nhiều bề mặt vật liệu như: bê tông, gỗ, nhựa với nhiều chủng loại màu sắc đa dạng.

Vật liệu xanh siêu bền, siêu nhẹ

Một xu hướng khác của công nghệ xanh trong xây dựng là việc tạo ra những sản phẩm “vật liệu xanh”, đáp ứng tốt cả nhu cầu về xây dựng cơ bản lẫn trang trí nội ngoại thất. Một số ví dụ điển hình là tấm tôn lợp sinh thái được sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, chất chống thấm asphalt và acrylic theo phương pháp ép lớp, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt; hay bê tông nhẹ dùng công nghệ chưng áp khí, không nung, có khả năng cách âm, cách nhiệt, giúp giảm khoảng 30% điện năng cho hệ thống làm lạnh. Về sản phẩm trang trí nội thất, nổi bật có gạch ốp lát từ sợi gỗ giúp điều tiết độ ẩm, giảm nhiệt, giảm tiếng ồn; hay tấm ốp trang trí 3D Panel làm từ bột của sợi tre và sợi mía, được sản xuất và xử lý qua công nghệ hiện đại nhất, có thể tái chế.


Tấm ốp 3D Panel.

Công nghệ Class Five+

Tiết kiệm nước là một trong những tiêu chí quan trọng khi đề cập đến công nghệ xanh trong công trình, trong đó công nghệ Class Five+ là một điểm sáng. Công nghệ này đã được ứng dụng hiệu quả trong sản phẩm bồn cầu Aerodyne mới của hãng Kohler, giúp tiết kiệm nước. Sự ra đời của công nghệ này đánh dấu một xu hướng mới trong sử dụng thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước. Bởi theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới, đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ sống trong tình trạng thiếu nước sạch, còn ở Việt Nam hiện nay đang có khoảng 20% dân số không có đủ nước sạch cho sinh hoạt.


Ứng dụng công nghệ Class Five+ trong sản phẩm bồn cầu Aerodyne.

Nhiều người chú trọng lắp vòi rumine, vòi sen tiết kiệm nước mà quên rằng bồn cầu hàng ngày đang âm thầm ngốn một lượng nước lớn. Do đó, sử dụng thiết bị vệ sinh ứng dụng công nghệ xả Class Five+ sẽ giúp hạn chế lãng phí nước một cách chủ động, có khả năng tiết kiệm 20-30% lượng nước so với tiêu chuẩn công nghiệp. Như vậy, một ngôi nhà có 4 phòng tắm được lắp bồn cầu sử dụng công nghệ Class Five+ sẽ tiết kiệm được hơn 62.000 lít nước/năm, một con số đáng kể. Bên cạnh đó, sản phẩm thỏa mãn 3 yêu cầu chính về ứng dụng công nghệ xanh là thân thiện với môi trường, dễ sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.

Công nghệ Modlet

Modlet – ThinkEco là công nghệ được sáng chế nhằm loại trừ sự mất mát của năng lượng qua các thiết bị sử dụng trong văn phòng và nhà ở. Modlet là một con chip lần theo dấu tích năng lượng tiêu thụ và thông báo việc tiêu thụ năng lượng qua blowser mạng. Modlet cho phép người sử dụng theo dõi được thông tin tiêu thụ năng lượng để có kế hoạch cải thiện việc tiêu thụ điện năng. Công nghệ này giúp tiết kiệm được 10-20% lượng điện theo hóa đơn hàng tháng, phụ thuộc vào loại thiết bị sử dụng cho công trình.

Công nghệ tự động DESIGO

SIEMENS là một công ty tiên phong trên thế giới về sáng tạo công nghệ, trong đó phải kể đến những công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng ứng dụng cho các hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí. Tiêu biểu là công nghệ tự động DESIGO, được thiết kế để ứng dụng cho tất cả các loại công trình, cho phép người sử dụng có thể quản lý được mức độ tiêu thụ điện năng và điều chỉnh sắp xếp hệ thống dựa vào việc thay đổi các thông số, giúp tối đa hóa khâu tiết kiệm năng lượng. Hệ thống DESIGO cho phép điều khiển và kiểm soát trực tuyến hoặc điều khiển từ xa qua browser mạng thông qua nhiều loại hình khác nhau (Microsoft® Windows 7, Vista, XP, Internet Explorer 8).

Các tính năng và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ xanh trong công trình xây dựng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, ở nước ta còn tồn tại những khó khăn nhất định, nhưng với quyết tâm của toàn xã hội, việc ứng dụng công nghệ xanh trong công trình xây dựng sẽ trở thành một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Khi đó, không chỉ các công trình trọng điểm, công trình đồ sộ, mà các công trình khác cũng được “xanh hóa”, góp phần cùng toàn ngành, toàn xã hội ứng phó hiệu quả với tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng phức tạp.

PGS. TS. KTS Phạm Thúy Loan (Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia)


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Đề xuất đổi cách tính tiền sử dụng đất để giảm giá nhà ở

Đề xuất đổi cách tính tiền sử dụng đất để giảm giá nhà ở

09:41 Thêm bình luận

HoREA đề nghị thay thế tiền sử dụng đất kiểu cũ bằng sắc thuế với thuế suất bằng 10-15% bảng giá đất.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa trình các sở ngành báo cáo thị trường địa ốc trên địa bàn 6 tháng đầu năm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh cần đề xuất đổi cách tính tiền sử dụng đất để giảm giá nhà ở. Quan điểm của hiệp hội, nếu thay đổi cơ chế tính tiền sử dụng đất dự án có thể giảm giá thành nhà ở, tăng tính minh bạch và loại trừ cơ chế xin cho trên thị trường bất động sản.

Tiền sử dụng đất là một “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản, là gánh nặng của doanh nghiệp và người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua nhà. Đây là ẩn số, không minh bạch mà nhà đầu tư không thể tiên lượng trước khi quyết định đầu tư; là môi trường dễ phát sinh tiêu cực và tạo ra cơ chế xin cho. Để thị trường bất động sản vận hành thực sự theo cơ chế thị trường, HoREA kiến nghị 2 phương án sửa đổi cách tính tiền sử dụng đất.


HoREA kiến nghị thành phố áp dụng sắc thuế đối với việc thu tiền sử dụng đất với thuế suất 10-15% bảng giá đất. Ảnh: Vũ Lê

Phương án 1: Nghiên cứu bỏ khái niệm tiền sử dụng đất, thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định.

Cách làm này vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước. Việc áp dụng thuế sử dụng đất sẽ giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng không phải chịu gánh nặng tiền sử dụng đất như hiện nay. Doanh nghiệp có thể tiên lượng chi phí tạo lập quỹ đất khi đầu tư dự án. Nhà nước có nguồn thu thuế sử dụng đất ổn định, lâu dài.

Nếu theo phương án này, cần bỏ quy định Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần. Thay vào đó, nên giao trách nhiệm và toàn quyền cho cấp tỉnh ban hành bảng giá đất để đảm bảo thực hiện nguyên tắc “giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường. Việc thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, với mức thu bằng 15% (hoặc 20%) bảng giá đất (bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất k) do UBND cấp tỉnh ban hành.

Phương án 2: Cải cách quy trình, thủ tục hành chính để việc xác định tiền sử dụng đất của doanh nghiệp được thực hiện minh bạch, nhanh chóng.

Theo quy định, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chỉ còn 5-30 ngày. Thế nhưng trong quy trình lập và thẩm định phương án giá đất dự án vẫn mất rất nhiều thời gian (trung bình 1-3 năm). Tình trạng này làm lỡ cơ hội đầu tư, kinh doanh, góp phần làm tăng giá thành nhà ở.

Do đó, HoREA đề nghị chỉ quy về Sở Tài chính là đầu mối chủ trì toàn bộ công tác thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất, trình hội đồng thẩm định giá đất xác định tiền sử dụng đất dự án. Chủ đầu tư dự án được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định giá đất. Doanh nghiệp cần được có ý kiến tại cuộc họp của Sở Tài chính khi xem xét chi phí giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp.

Hiệp hội cũng đề nghị bãi bỏ cơ chế đấu thầu chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất hiện nay chỉ chọn đơn vị chào thầu với giá thấp nhất được trúng thầu (do quy định chi phí xác định giá đất, thẩm định giá đất do ngân sách chi). Có thể thay thế bằng cơ chế đấu thầu rộng rãi nhưng với tiêu chí chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất có năng lực, có phương án xác định giá đất tối ưu, chứ không phải chọn đơn vị có giá thấp nhất.

Theo Vũ Lê/Vnexpress.net


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Him Lam Chợ Lớn tổ chức thành công Hội nghị cụm nhà chung cư

Him Lam Chợ Lớn tổ chức thành công Hội nghị cụm nhà chung cư

09:31 Thêm bình luận

Sáng 25/6, Công ty Cổ phần kinh doanh địa ốc Him Lam – đơn vị quản lý dự án đã tổ chức thành công Hội nghị cụm nhà chung cư Him Lam Chợ Lớn tại quận 6 lần thứ I (nhiệm kỳ 2017 – 2020).


Ban quản trị mới nhận hoa chúc mừng từ Him Lam Land.

Hội nghị được diễn ra tại khuôn viên dự án với sự tham dự của lãnh đạo công ty Him Lam Land, đại diện chính quyền địa phương, đại diện các đơn vị cung cấp dịch vụ và 1.122/1.450 đại biểu là cư dân đến tham dự. Số lượng này đạt tỷ lệ 77,4% chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao và theo đúng quy định.

Sau hơn 3h làm việc, Hội nghị đã thông qua được một số văn kiện quan trọng bao gồm: Quy chế quản lý và sử dụng cụm nhà chung cư; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản trị; dự thảo kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung và nhất trí tiếp tục lựa chọn Công ty Cổ phần kinh doanh địa ốc Him Lam là đơn vị quản lý vận hành chung cư với mức phí quản lý áp dụng vẫn là 7.000 đồng/m2/tháng (đã bao gồm VAT).


Cư dân tại Him Lam Chợ Lớn biểu quyết thông qua các chỉ tiêu tại hội nghị nhà Chung cư.

Cũng trong Hội nghị, các đại biểu tham gia đã lựa chọn và bầu ra Ban quản trị (BQT) mới có năng lực, tâm huyết, sẽ đại diện người dân vận hành chung cư ngày càng tốt hơn.

Với việc thành lập BQT, cư dân không chỉ được đảm bảo quyền lợi hợp pháp thông qua những người đại diện mà chủ đầu tư cũng dễ dàng tiếp nhận tâm tư, ý kiến của cư dân để cùng chung tay xây dựng cộng đồng sống văn minh tại Him Lam Chợ Lớn.

Ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng giám đốc Him Lam Land gửi lời cảm ơn tới các cư dân đã tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Him Lam Land trong thời gian vừa qua.

“Khi bán nhà cho khách hàng, chúng tôi đã khẳng định về cam kết và trách nhiệm. Từng sản phẩm phải đảm bảo tốt nhất về chất lượng, dịch vụ và tiện ích. Do vậy, bằng tất cả trách nhiệm và uy tín của mình, chúng tôi luôn mong muốn đầu tư cho chất lượng sản phẩm và dịch vụ quản lý ngày càng tốt hơn để tạo ra môi trường sống tốt nhất cho cư dân của mình tại tất cả các dự án mang thương hiệu Him Lam Land, qua đó giá trị tài sản của khách hàng cũng được khẳng định và gia tăng”, ông Phúc nhấn mạnh.

Được biết, Him Lam Chợ Lớn là công trình được BIC ASIA AWARDS 2015 lựa chọn để trao giải Khu căn hộ tốt nhất Việt Nam. Tiếp nối thành công, năm 2016 và 2017, Him Lam Chợ Lớn cũng vinh dự nằm trong TOP 10 dự án đáng sống nhất Việt Nam do độc giả Báo Đầu tư bất động sản bình chọn. Với giá trị đầu tư lớn, chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ tốt cùng nhiều tiện ích cao cấp đi kèm, thiết kế hiện đại và thân thiện với môi trường…Him Lam Chợ Lớn đã góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo của môi trường đô thị phía Tây TP.HCM.

Mạnh Cường/BXD


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Tập đoàn Sơn Hà chính thức sở hữu Thương hiệu Trường Tuyền

Tập đoàn Sơn Hà chính thức sở hữu Thương hiệu Trường Tuyền

09:21 Thêm bình luận

Tháng 6/2017, Tập đoàn Sơn Hà chính thức ra mắt một loạt sản phẩm mang thương hiệu Trường Tuyền, trong đó bồn inox được coi là sản phẩm chiến lược. Điều này đồng nghĩa với việc Sơn Hà đã hoàn thất thủ tục sở hữu thương hiệu bồn inox lâu đời nhất trên thị trường.

Trường Tuyền – Thương hiệu tiên phong

Bồn inox Trường Tuyền ra đời từ năm 1992 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là “cuộc cách mạng” đầu tiên làm thay đổi thói quen sử dụng bể chứa nước sạch trong đời sống sinh hoạt của người dân. Khi đó, các sản phẩm bồn nước inox Trường Tuyền là lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng phía Nam và nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc bởi kiểu dáng và chất lượng vượt trội. Đây cũng là thương hiệu bồn nước inox “made in Vietnam” có mặt sớm nhất trên thị trường, đặt nền móng cho những tên tuổi bồn nước inox khác phát triển sau này.

BON INOX TRUONG TUYEN DUNG

Tập đoàn Sơn Hà chính thức sở hữu thương hiệu Trường Tuyền

Bồn inox Trường Tuyền ra đời là kết quả của quá trình dài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ Đài Loan với những cải tiến vượt bậc về kỹ thuật sản xuất, kiểu dáng, tính thẩm mỹ và là lựa chọn hàng đầu của các gia đình Việt. Sau 25 năm phát triển, Trường Tuyền đã chứng tỏ bản lĩnh của người dẫn dắt thị trường khi liên tiếp nhận được những giải thưởng danh giá như: Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn, đạt 21 huy chương vàng các kỳ hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Đặc biệt, sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế của tổ chức Chứng nhận TUV CERT thuộc TUV Anlagentechnik GmbH cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.

Sự trở lại của một thương hiệu nổi tiếng

Với mong muốn trỗi dậy một thương hiệu nổi tiếng đã từng ghi dấu ấn đậm nét trong đời sống của người dân, Tập đoàn Sơn Hà – Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp đồng bộ về ngành nước đã chính thức sở hữu Trường Tuyền.

Theo kế hoạch, Công ty TNHH Thương Mại và Công nghiệp Trường Tuyền sẽ chuyển tên thành Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghiệp Trường Tuyền – Một công ty con thuộc Tập đoàn Sơn Hà và vẫn giữ nguyên tên thương hiệu Trường Tuyền gắn với các dòng sản phẩm, dịch vụ như trước đây, trong đó Bồn inox Trường Tuyền là sản phẩm mang tính chiến lược.

Được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ hiện đại nhất hiện nay (kết hợp công nghệ hiện đại của Trường Tuyền và dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Sơn Hà), bồn inox Trường Tuyền xuất hiện trở lại với diện mạo mới tinh tế, bền bỉ hơn. Sản phẩm được sản xuất từ thép không gỉ SUS 304 siêu bền với hàm lượng Crom và Niken cao giúp chống được sự ăn mòn của nước, tăng độ cứng, bền vững; hàm lượng Silic, Carbon thấp loại bỏ độc tố của nước chứa trong bồn.

Bên cạnh bồn inox, các sản phẩm khác như bồn nhựa, chậu rửa inox, máy lọc nước R.O, máy nước nóng năng lượng mặt trời… của Trường Tuyền cũng được Sơn Hà cải tiến và phát triển, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của lượng lớn khách hàng đã từng là “fan ruột” của Trường Tuyền, đồng thời mang tới cơ hội cho những khách hàng mới trên cả nước được sử dụng các sản phẩm chất lượng, đẳng cấp mang thương hiệu Trường Tuyền.

Tập đoàn Sơn Hà được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp đồng bộ về ngành nước (từ trữ nước đến xử lý nước thải) như: bồn nước inox, bồn nước nhựa, bể chứa dung tích lớn CST, bể lắp ghép inox công nghiệp, máy lọc nước RO, máy nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương Năng, bình nước nóng, chậu rửa inox, thiết bị nhà bếp, ống inox công nghiệp, ống inox trang trí, bồn tự hoại Septic…

Với lịch sử gần 20 năm phát triển và trưởng thành, Sơn Hà luôn tiên phong, chủ động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại để mang đến những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

Thông tin về sản phẩm có thể xem thêm tại: www.sonha.com.vn hoặc liên hệ Hotline miễn phí: 1800.65.66

PV

 


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Cuộc thi “Giải pháp thiết kế trường học cho người Điếc & Khiếm Thính”

Cuộc thi “Giải pháp thiết kế trường học cho người Điếc & Khiếm Thính”

11:44 Thêm bình luận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Cuộc thi “Giải pháp thiết kế trường học cho người Điếc & Khiếm Thính” là sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án Hòa nhập Xã hội do tổ chức Schmitz-Stiftungen từ Đức tài trợ và triển khai bởi Doanh nghiệp Xã hội Bền vững Việt Nam (VSSE). “Giải pháp thiết kế trường học cho người Điếc & Khiếm Thính” là sân chơi sáng tạo, kích thích những ý tưởng mới mẻ, dành cho các bạn trẻ đang học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc. 

INCLUSION_POSTER

Trong bối cảnh hiện nay, các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình công cộng chưa đáp ứng về tiện nghi sử dụng không gian cho người khuyết tật mặc dù Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng QCXDVN 10:2014 của Bộ Xây dựng đã được ban hành kể từ năm 2014. Thách thức đặt ra là mỗi nhóm khuyết tật Vận Động, Điếc, Khiếm Thính, Khiếm Thị, Trí Tuệ… đòi hỏi nhu cầu khác nhau khi sử dụng và hoạt động trong một không gian nhất định và làm sao có thể ứng dụng giải pháp kiến trúc phù hợp dựa trên nhu cầu đó. Điển hình, người Điếc là nhóm đối tượng hoàn toàn không nghe được (bắt buộc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu), với người Khiếm Thính là nhóm đối tượng nghe được (cần có thiết bị trợ thính).

Nắm bắt được thực tế đó, dự án Hòa nhập Xã hội 2017 chính thức khởi động Cuộc thi “Giải pháp thiết kế trường học cho người Điếc & Khiếm Thính”. Đây là sân chơi bổ ích dành cho các bạn sinh viên theo học chuyên ngành liên quan đến kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị… Cuộc thi là cơ hội để các bạn trẻ hiểu hơn về kiến trúc tiếp cận cũng như kêu gọi sự chung tay góp sức của những kiến trúc sư tương lai trong việc tao ra môi trường sống và phát triển phù hơp hơn với các nhóm yếu thế. Thí sinh hoặc nhóm thí sinh đưa ra đề xuất có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao sẽ được ban tổ chức trao một giải nhất 3 triệu đồng tiền mặt và hai giải nhì trị giá 1 triệu đồng.

Thể lệ cuộc thi:

1. Tên cuộc thi: – “Giải pháp thiết kế trường học cho người Điếc và Khiếm Thính”

2. Mục đích cuộc thi: – Thay đổi cách nhìn nhận của những người trong ngành về lĩnh vực Kiến trúc tiếp cận – Hướng tới triển vọng hòa nhập xã hội cho người Điếc & Khiếm Thính trong lĩnh vực kiến trúc – Tạo một sân chơi với ý tưởng mới mẻ, kích thích sáng tạo 3. Đối tượng dự thi: – Cá nhân hoặc nhóm sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng, nội thất, quy hoạch, và mỹ thuật công nghiệp

4. Cách thức tham gia – Thí sinh đăng ký và nộp bài dự thi tại http://bit.ly/CuocThiKienTrucTiepCan – Giải pháp được trình bày trong khổ giấy A1 – Phần trình bày giải pháp cần nêu rõ áp dụng cho đối tượng Điếc hay Khiếm Thính, có thể đề cập tới khả năng áp dụng các công nghệ, vật liệu tiên tiến nếu có

5. Tiêu chí chấm giải – Giải pháp đáp ứng nhu cầu của học sinh người Điếc và Khiếm Thính. Thí sinh phải tự tìm hiểu nhu cầu của nhóm đối tượng – Phù hợp với hệ thống các quy định về thiết kế công trình không rào cản tại Việt Nam, tham khảo nguồn thông tin tại website hoanhapxahoi.vn hoặc fanpage facebook.com/hoanhapxahoi – Có tính ứng dụng cao – Đảm bảo tính thẩm mỹ

6. Cơ cấu giải thưởng: – 01 Giải Nhất trị giá 3,000,000 đồng – 02 Giải Nhì trị giá 1,000,000 đồng

7. Hạn chót nhận bài dự thi: – 24/07/2017

Mọi thông tin của cuộc thi xin vui lòng tìm hiểu thêm tại – Website: hoanhapxahoi.vn – Fanpage: facebook.com/hoanhapxahoi – Hotline: 098 2099 106 hoặc 04 6655 3445 – Email: info@inclusion.vn – Link đăng ký: http://bit.ly/CuocThiKienTrucTiepCan


Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

15:04 Thêm bình luận

Dù chỉ là một khu cửa hàng nhỏ nằm trong một viện bảo tàng Do Thái Đương Đại nhưng cửa hàng này đội lốt một kiểu dáng kiến trúc độc đáo khiến ai ghé thăm bảo tàng cũng phải ngước nhìn.

Theo đó, công trình mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này đó chính là một khu cửa hàng lưu niệm nhỏ thuộc Bảo tàng Do Thái Đương Đại nằm trong khu phố văn hóa Buena Yerba San Francisco, được xây dựng rất lâu từ năm 1984.

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Cửa hàng đồ lưu niệm mới này được xây dựng thêm trong khuôn viên viện bảo tàng vào năm 2008 do kiến trúc sư Pygmalion Karatzas trực tiếp thiết kế.

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Nhìn từ xa, cửa hàng này chả khác gì hai khối hộp chữ nhật chồng chất lên nhau. Khu vực tiếp giáp giữa hai khối hộp này hoàn toàn rỗng bên trong và nó là khu vực cửa hàng, đồ lưu niệm, văn hóa phẩm của bảo tàng phục vụ khách du lịch.

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Đi vào một cách chi tiết, kiến trúc cửa hàng này bao gồm một khối ô nhỏ, làm giá đỡ cho một khố ô lớn hơn đang chồng nghiêng lên nhau.

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chấtKhám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Theo thông tin từ kiến trúc sư, các khối ô này được làm hoàn toàn bằng chất liệu khung hợp kim thép cực kỳ chắc chắn, chịu lực tốt, bền vững với thời tiết.

Khám phá cửa hàng hình hộp chồng chất

Phủ đầy các khối ô khổng lồ này là các tấm bảng thủy tinh chống nhiệt, sơn màu xanh ngọc đậm bền vững, không hề phai theo thời gian và đặc biệt chúng còn có khả năng phản quang với ánh sáng mặt trời. Thành ra, điều này khiến công trình luôn bắt mắt khách du lịch mỗi lần đến tham quan Bảo tàng Do Thái Đương Đại.

Huỳnh Dũng (Designboom)/Theo Cafeland

Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam