Vỏ trấu được nghiên cứu và ứng dụng như một loại vật liệu xây dựng bền vững. Đáng chú ý là, mối sẽ không thể ăn được loại vật liệu này, và điều đó sẽ góp phần làm tăng tuổi thọ cho các ngôi nhà ở Philippines.
Từ trước đến nay, trấu vẫn luôn được xem là một loại phế phẩm nông nghiệp, có thể dùng để đun nấu hoặc tệ hơn là bỏ ra bãi rác.
Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã dần nhận ra tiềm năng của trấu với vai trò như một loại vật liệu xây dựng bền vững.
Với nguồn kinh phí hỗ trợ 75.000 đô la của Cơ quan bảo về Môi trường (EPA), một nhóm sinh viên đến từ trường Cao đẳng kỹ thuật Bourns trực thuộc UC Riversides ở California, Mỹ đã sử dụng loại nguyên liệu phế thải này để tạo nên các tấm composite chống mối mọt, góp phần vào việc xây dựng nhà ở giá rẻ ở Philippines.
Ngoài tác dụng bao bọc và bảo vệ hạt lúa trong suốt quá trình phát triển, sau khi tách ra khỏi hạt, vỏ trấu còn có thể được dùng làm phân bón, vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt hoặc nhiên liệu. Bắt nguồn từ đó, nhóm sinh viên trên đã lên ý tưởng cho việc xây dựng khu nhà cứu trợ và nhà ở giá rẻ cho người dân ở quốc gia vạn đảo này.
Nhóm “Husk-to-Home”.
Nhóm “Husk-to-Home” đã phát triển dự án dựa trên ý tưởng của một sinh viên ngành kỹ thuật môi trường tên là Colin Eckerle.
Eckerle đã nghiên cứu ứng dụng của vỏ trấu từ năm 2014, tuy nhiên dự án về tấm lợp trấu được xem là dài hơi nhất.
Nhóm sinh viên “Husk-to-Home” đã nhận được một khoản viện trợ trong 2 năm từ EPA. Khoản tiền đó được coi như chi phí trả cho thiết bị sản xuất và cơ sở hoạt động, cho phép sản phẩm này có thể đi vào sản xuất với quy mô rộng rãi.
Trong thiết kế được đưa ra, vỏ trấu được sử dụng thay thế cho các loại gỗ thông dụng khác. Đây có thể xem là một sự lựa chọn hoàn hảo thay vì gỗ dán, tre và gỗ dừa. Eckerle cũng cho biết, các doanh nghiệp sẽ mua với giá khoảng 7 đô la cho một sản phẩm hoàn chỉnh với kích thước 4feet*8feet (khoảng 3 mét vuông) – giống với kích thước ván ép đang được IDEA sử dụng.
Một chất tái chế từ phế phẩm tương tự khác là polyetylen với mật độ cao (HDPE) được sử dụng trong sản phẩm này, có tác dụng tạo độ kết dính, liên kết các vỏ trấu lại với nhau để tăng tính chịu lực và khả năng chống ẩm.
Chàng sinh viên này còn bật mí thêm: “Dù phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm và cũng không thể tránh khỏi những sai sót để tạo nên một loại vật liệu có đủ khả năng và phù hợp để xây nhà nhưng cuối cùng, chúng tôi đã đạt được một dấu mốc để có thể đưa ý tưởng sản phẩm ban đầu vào sản xuất với quy mô mang tính thương mại.
Tất cả các thử nghiệm được đưa ra đều cho thấy, mối sẽ không thể ăn được loại vật liệu này, và điều đó sẽ góp phần làm tăng tuổi thọ cho các ngôi nhà ở Philippines”./.
Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
EmoticonEmoticon