Bến thuyền nổi Manta Ray của Vincent Callebaut là một thiết kế cảnh quan thực nghiệm nhằm khôi phục môi trường tự nhiên bền vững ở Seoul.
Được phát triển trong một cuộc thi mang tính quốc tế, Manta Ray là dự án bến thuyền nổi sử dụng các cây trồng trong đầm lầy để làm sạch sông Hàn một cách tự nhiên và sản xuất ra 100% nhu cầu về năng lượng thông qua các nguồn tái tạo.
Manta Ray là mẫu thiết kế mới nhất trong danh mục ý tưởng thiết kế xanh của hãng Vincent Callebaut. Dự án mang lại hiệu quả tiếp cận đa tầng, khởi đầu là sự chuyển đổi công viên Yeouido trên bờ sông Hàn thành một “trung tâm văn hóa đích thực” được củng cố bởi hệ thống xà cái có độ bền cao. Một rừng cây liễu được đề xuất trồng trong công viên cũng như dọc theo bờ sông để chống lũ lụt. Đường dành cho người đi bộ, làn xe đạp được xây dựng thêm dọc theo con sông.
Bến phà nổi 3 tầng Yeoui-Naru tách ra khỏi công viên và có thể nằm phía trên bến du thuyền và những khu vườn. Phía trên bến thuyền có cấu trúc hình ray bao gồm khu vực tiếp tân, khu giải trí, nơi cung cấp thực phẩm, không gian triển lãm và giáo dục. Các cấu trúc hình cây được làm từ gỗ dán nhiều lớp có nguồn gốc từ rừng Hàn Quốc. Tầng cao nhất của bến thuyền là không gian quan sát với tầm nhìn bao quát quanh đảo Ban cùng với một vườn cây trên tầng thượng.
Manta Ray tự sản sinh ra năng lượng từ một loạt các nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng mặt trời được thu từ 4.552m2 pin mặt trời được lắp đặt trên mái và mặt tiền được trang bị kính nhiều lớp. Một hệ thống 52 cây CLT có gắn các tuabin gió. Chất thải hữu cơ và phân hủy sinh học từ công viên Yeouido sẽ được thu gom để sử dụng tại nhà máy biomethanation để cung cấp năng lượng cho Manta Ray.
Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
EmoticonEmoticon