Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử khác biệt so với kiến trúc phương Tây với nhiều sự thay đổi qua nhiều thế kỷ.
Ngôi chùa Todaiji, Nara. (Ảnh: Japan Guide)
Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử lâu đời và phong phú mang đậm nét nghệ thuật và văn hóa độc đáo của người Nhật Bản. Kiến trúc Nhật Bản chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng lại đi theo hướng riêng biệt ở một số khía cạnh như: tận dụng vật liệu xây dựng sẵn có và định hướng chức năng của các tòa nhà.
Lịch sử kiến trúc Nhật Bản đánh dấu sự khác biệt bắt đầu vào khoảng năm 57 trước Công nguyên. Trước thời điểm này, những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản được xây dựng từ gỗ với sàn đất và rất ít có sự khác biệt ở các địa phương.
Kiến trúc Nhật Bản cho đến khoảng năm 660 sau Công nguyên bị ảnh bởi kiến trúc Hàn Quốc. Các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu đá và gỗ. Phần lớn những công trình này đã biến mất từ rất lâu, hiện chỉ còn lại trên bản thảo và tranh vẽ. Gỗ là vật liệu quan trọng nhất trong kiến trúc Nhật Bản bởi những đảo núi lửa ở quốc gia này có rất ít đá thích hợp cho xây dựng.
Đền thờ Ise. (Ảnh: Asia Strange News)
Những công trình nổi bật nhất của các kiến trúc sư Nhật Bản thời kỳ này là các đền thờ. Mặc dù chúng đã bị phá hủy và xây dựng lại sau 2 thập kỷ, việc xây dựng lại vẫn hoàn toàn trung thành với thiết kế ban đầu, đảm bảo không có sự thay đổi quá nhiều theo thời gian. Những công trình này phần lớn được xây dựng từ gỗ và thường có những khu vườn nhỏ xinh bên cạnh.
Phong cách của những đền thờ thời điểm này cũng ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc nội địa thậm chí thiết kế tháp và vật liệu xây dựng hiện đại. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến kiến trúc phương Tây với điển hình là kiến trúc sư nổi tiếng Frank Wright đã sử dụng làm cơ sở cho những công trình của mình.
Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới đến đầu thế kỷ thứ 7, kiến trúc Nhật Bản bị chi phối bởi các cấu trúc bằng gỗ sớm trong các đền thờ do giới quý tộc xây dựng.
Giai đoạn kiến trúc Asuka và Nara là thời kỳ nở rộ của văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản. Thời kỳ Heian (thế kỷ thứ 9) là sự tiếp nối của thời kỳ này. Những ngôi đền bằng gỗ bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn hơn cùng với các phong cách thiết kế khác nhau.
Thời đại Kamakura và Muromachi được đặc trưng bởi thiết kế đơn giản hơn rất nhiều, phản ánh thực tế nền văn hóa mang đặc điểm của tầng lớp chiến binh Samurai. Sự phát triển lớn của thời kỳ này là việc xây dựng nhà uống trà bằng gỗ và có mái che.
Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng hiện đại hóa và ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây đã dẫn đến sự xuất hiện đáng kinh ngạc của những cấu trúc bê tông và kim loại như Tòa nhà Chính phủ tại thành phố Tokyo.
Những công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản mang nét đẹp độc đáo và hấp dẫn nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan và trải nghiệm.
Nguồn Tạp chí kiến trúc Việt Nam
EmoticonEmoticon